Mã tài liệu: 300466
Số trang: 80
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,350 Kb
Chuyên mục: Vật lý
MS: LVVL-PPDH028
SỐ TRANG: 80
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2009
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá và tiến vào hội nhập quốc tế.
Yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội đòi hỏi nguồn nhân lực phải được phát triển cả về số
lượng và chất lượng. Mặt khác, khoa học công nghệ phát triển nhanh, mạnh với tốc độ mang tính
bùng nổ, thể hiện qua sự ra đời của nhiều lý thuyết, thành tựu mới cũng như khả năng ứng dụng
chúng vào thực tế cao, rộng và nhanh. Bản thân đối tượng học tập cũng được tiếp nhận với nhiều
nguồn thông tin đa dạng phong phú; học sinh ngày nay linh hoạt, chủ động hơn, cho nên các em
cũng có đòi hỏi cao hơn từ phía nhà trường. Giáo dục cần tập trung vào đào tạo học sinh trở thành
những con người năng động, sáng tạo, có khả năng thích nghi với sự phát triển không ngừng của
xã hội. Chính vì vậy mà nước ta đang thực hiện cải cách toàn diện giáo dục phổ thông.
Một trong những trọng tâm của đổi mới giáo dục phổ thông là tập trung vào đổi mới phương
pháp dạy học. Tiến trình dạy học cần được thực hiện dựa trên hoạt động tích cực, chủ động của
học sinh với sự tổ chức và định hướng đúng đắn của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập,
sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo
niềm tin và niềm vui trong học tập cho học sinh. Định hướng đổi mới này cũng gắn liền với việc
đa dạng hoá các hình thức học tập: dạy học trong nhà trường và ngoài môi trường thực tế, học tập
trong giờ học chính khoá và học qua các hoạt động ngoại khoá… Như thế, các phương pháp dạy
học tích cực, hướng vào học sinh rất cần được áp dụng thường xuyên song song với việc gia tăng
tiến hành các hoạt động ngoại khoá.
Cùng với xu thế chung của đổi mới giáo dục, dạy học vật lý cũng cần có những đổi mới nhất
định về hình thức và phương pháp. Chương trình, sách giáo khoa mới, những đổi mới trong quản
lý và đánh giá đang là những thuận lợi cho giáo viên thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học
của mình nhằm hướng vào tổ chức hoạt động học tập tích cực, sáng tạo cho học sinh. Tuy nhiên,
thực tế sau 2 năm triển khai chương trình, sách giáo khoa mới ở cấp THPT cho thấy chương trình
lớp 10 ban nâng cao còn tồn tại mâu thuẫn giữa yêu cầu cao về kiến thức với thời gian chính khoá
dành cho tiết học vật lý. Việc tiến hành áp dụng các phương pháp dạy học tích cực lại thường đòi
hỏi khá nhiều thời gian dành cho hoạt động học tập tại lớp học. Để giải quyết thực tế khó khăn đó,
một giải pháp đề xuất có thể xem xét tính hiệu quả là tăng cường tổ chức dạy học dự án – một hình
thức dạy học mở, hiện nay đang rất phát triển ở các nước tiên tiến – thông qua các hoạt động ngoại
khoá vật lý (Điều này có thể giải quyết được các áp lực về thời gian). Mặt khác, dạy học dự án
thông qua các hoạt động ngoại khoá vật lý được tổ chức tốt còn làm tăng niềm yêu thích, hứng thú
học tập môn vật lý, phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Bên cạnh đó, hoạt động ngoại khoá,
các sinh hoạt đội nhóm bộ môn cũng là những hoạt động giáo dục cần thiết trong trường phổ thông
và rất cần được nghiên cứu tìm hiểu thêm về lý luận để có thể vận dụng tốt nhất vào thực tế.
Vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài tốt nghiệp thạc sĩ của mình là “Vận dụng dạy học dự
án vào tổ chức hoạt động ngoại khoá một số kiến thức chương “Động lực học chất điểm” SGK vật
lý lớp 10 nâng cao”.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Dạy học dự án (hay dạy học theo dự án, dạy học tiếp cận dự án) xuất hiện từ khá sớm. Từ thế
kỷ XIX, trên thế giới, dạy học dự án đã được vận dụng dưới nhiều hình thức khác nhau.
Tại Việt Nam, từ những đòi hỏi mạnh mẽ về đổi mới phương pháp dạy học, dạy học dự án đã
đựơc nghiên cứu, phổ biến để đưa vào vận dụng trong thực tế dạy và học. Năm 2004, phương pháp
dạy học theo dự án đã được bồi dưỡng cho giáo viên và tiến hành thí điểm bằng việc đưa công
nghệ thông tin vào dạy học thông qua chương trình “Dạy học hướng tới tương lai”. Chương trình
này được sự hỗ trợ của Intel nhằm giúp các giáo viên khối phổ thông trở thành những nhà sư phạm
hiệu quả thông qua việc hướng dẫn họ cách thức đưa công nghệ vào bài học, cũng như thúc đẩy kỹ
năng giải quyết vấn đề, tư duy phê phán và kỹ năng hợp tác đối với học sinh. Cho đến nay, đã có
33.251 giáo viên và giáo sinh từ 21 tỉnh/thành phố tham dự các chương trình dạy học của Intel .
Chương trình này đã tạo ra những sự thay đổi tích cực trong thực tiễn dạy học và cả trong quản lý
dạy học ở các trường phổ thông tại Việt Nam.
Bên cạnh chương trình của Intel, dạy học dự án cũng xuất hiện trong chương trình “Partner in
learning” của Microsoft. Chương trình này không chỉ đào tạo, bồi dưỡng phương pháp dạy học dự
án kết hợp sử dụng công nghệ thông tin mà còn tổ chức cuộc thi “Giáo viên sáng tạo” thu hút sự
tham gia của khá nhiều giáo viên trên cả nước với nhiều bài học vận dụng dạy học dự án rất hiệu
quả ở hầu hết các bộ môn.
Hoà cùng với việc tích cực vận dụng công nghệ trong dạy học, dạy học dự án đã được nhiều
sinh viên, giáo viên, nhà nghiên cứu giáo dục tìm hiểu để vận dụng linh hoạt, hiệu quả vào thực tế
nước ta. Có khá nhiều đề tài tốt nghiệp đại học, luận văn thạc sĩ tìm hiểu xây dựng tiến trình dạy
học dự án một kiến thức vật lý trong chương trình phổ thông như : luận văn tốt nghiệp ĐHSP
TPHCM niên khóa 2001-2005 của Hồ Thanh Liêm về vận dụng dạy học dự án vào dạy học
chương “Dòng điện trong các môi trường”; đề tài tốt nghiệp thạc sĩ của Đào Thị Thu Thuỷ (Cao
học K14, ĐHSP Hà Nội): “Tổ chức dạy học dự án vào một số kiến thức chương “Cảm ứng điện
từ” sách giáo khoa Vật lý 11 nhằm phát triển hoạt động nhận thức tích cực, tự chủ của học sinh
trong học tập” hay đề tài tốt nghiệp thạc sĩ của Nguyễn Thu Hằng (năm 2008) về tổ chức dạy học
dự án một số kiến thức chương Tĩnh học vật rắn ở lớp 10 nâng cao, ... Những đề tài này đều tập
trung tìm cách vận dụng dạy học dự án vào các giờ học chính khoá môn vật lý. Tuy nhiên, khi
triển khai thực nghiệm dạy học dự án giáo viên gặp phải một số khó khăn như: phân phối thời gian
cho tiết học trên lớp đều rất eo hẹp khó có đủ thời gian để học sinh hoàn thành dự án, trình độ và
kĩ năng không đồng đều của học sinh. Hiệu quả của dự án vì thế không khỏi còn một số hạn chế.
Dưới góc độ tổ chức hoạt động ngoại khoá trong dạy học vật lý, cơ sở lý luận và thực tiễn về
tác dụng và sự cần thiết của hoạt động ngoại khoá đến việc giáo dục học sinh đã được thừa nhận.
Tuy nhiên, vận dụng tổ chức ngoại khoá trong dạy học vật lý như thế nào cho hiệu quả thì vẫn còn
là vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu. Về tổ chức hoạt động ngoại khoá, PGS. TS. Nguyễn
Văn Khải và Trương Đức Cường có bài viết “Tổ chức dạy học ngoại khoá phần Điện học lớp 12
nhằm góp phần giáo dục kỹ thuật tổng hợp cho học sinh” trên tạp chí Giáo dục số 178 đề cập đến
việc tìm hiểu các hình thức ngoại khoá trong dạy học vật lý, phương pháp thiết kế giáo án tổ chức
dạy học ngoại khoá vật lý.
Cho đến nay, đề tài nghiên cứu đề cập đến việc tổ chức dạy học dự án ngoài các giờ học
chính khoá còn hạn chế. Nói cách khác, chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu để tổ chức
dạy học dự án qua việc tổ chức các hoạt động ngoại khoá dành cho những học sinh yêu thích học
tập, tìm hiểu vật lý. Đây có thể là một hướng đi thích hợp để vận dụng linh hoạt cơ sở lí luận của dạy học dự án vào thực tế trường phổ thông ở Việt Nam. Đồng thời thực hiện được chủ trương của
đổi mới giáo dục hiện nay: đa dạng các hình thức dạy học, tăng cường công tác giáo dục học sinh
qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
3. Mục đích nghiên cứu:
Vận dụng dạy học dự án vào tổ chức các hoạt động ngoại khoá khi dạy học chương “Động
lực học chất điểm” lớp 10 ban nâng cao nhằm phát huy tính sáng tạo, tự lực, tích cực học tập, đồng
thời phát triển các kỹ năng sống (phân tích, tổng hợp, kỹ năng hợp tác, trình bày vấn đề…) cho
học sinh.
4. Giả thuyết khoa học:
Muốn phát huy tính tích cực tự chủ, bồi dưỡng nang lực sáng tạo của học sinh thì tốt nhất là
tổ chức hoạt động học tập cho học sinh, giúp họ tự lực chiếm lĩnh kiến thức. Dựa trên cơ sở lí luận
của dạy học dự án và những điều kiện cần thiết để tổ chức các hoạt động ngoại khoá cũng như dựa
trên việc phân tích các nội dung kiến thức cần dạy, có thể tổ chức dạy học dự án thông qua các
hoạt động ngoại khoá khi dạy học một số kiến thức chương “Động lực học chất điểm” SGK Vật lí
10 nâng cao, qua đó, không những làm cho học sinh nắm vững kiến thức Vật lí mà còn phát huy
tính tích cực, tự chủ và bồi dưỡng năng lực sáng tạo cho người học.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung kiến thức chương “Động lực học chất điểm” lớp 10 ban nâng cao.
- Các hoạt động học và hoạt động tổ chức, hướng dẫn của giáo viên qua việc tổ chức hoạt
động ngoại khoá của câu lạc bộ Vật lý trường THPT chuyên Nguyễn Du, tỉnh Daklak.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học dự án và tổ chức hoạt động ngoại khoá, tiêu chí đánh
giá dự án thực hiện trong hoạt động ngoại khoá.
- Xác định nội dung kiến thức và kỹ năng cần đạt được trong chương “Động lực học chất
điểm” lớp 10 ban nâng cao.
- Điều tra thực tế dạy và học kiến thức chương “Động lực học chất điểm” lớp 10 ban nâng
cao ở một số trường THPT tại tỉnh Daklak.
- Soạn thảo tiến trình dạy học dự án vào tổ chức hoạt động ngoại khoá chương “Động lực học
chất điểm” lớp 10 ban nâng cao nhằm phát huy tính sáng tạo, tự lực, tích cực học tập, đồng thời
phát triển các kỹ năng sống (phân tích, tổng hợp, kỹ năng hợp tác, trình bày vấn đề…) cho học
sinh.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo tiến trình đã soạn thảo tại trường THPT chuyên
Nguyễn Du, tỉnh Daklak để đánh giá hiệu quả và tính khả thi của dự án. Từ đó, chỉnh sửa, bổ sung,
rút kinh nghiệm để có thể vận dụng linh hoạt mô hình này vào thực tiễn.
7. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lý luận.
- Điều tra, nghiên cứu thực tiễn. - Thực nghiệm sư phạm.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
- Đề tài đề xuất hướng khắc phục khó khăn của việc vận dụng dạy học dự án vào thực tiễn
giáo dục Việt Nam (mâu thuẫn giữa đòi hỏi quỹ thời gian nhiều cho việc triển khai dự án với quy
định về thời lượng hạn chế dành cho việc học tập kiến thức vật lý).
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo để giáo viên vật lý triển khai
nội dung cho sinh hoạt ngoại khoá bộ môn, phát triển mô hình câu lạc bộ đội nhóm ở trường
THPT, mặt khác là những gợi ý cho việc tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khóa khi dạy
học một số kiến thức chương “Động lực học chất điểm” thuộc sách giáo khoa Vật lí 10 nâng cao.
9. Cấu trúc của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung của luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Tổ chức dạy học dự án một số kiến thức thuộc chương “Động lực học chất điểm”
lớp 10 ban nâng cao thông qua các hoạt động ngoại khoá.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 732
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 1108
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 697
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 173
👁 Lượt xem: 848
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 229
👁 Lượt xem: 960
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 162
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 718
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 174
👁 Lượt xem: 797
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 799
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 1121
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 20