Mã tài liệu: 300477
Số trang: 173
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 2,953 Kb
Chuyên mục: Vật lý
MS: LVVL-PPDH041
SỐ TRANG: 173
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2009
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong thời đại hiện nay, khi mà công nghệ thông tin (CNTT) phát triển vượt
bậc, các thành tựu khoa học liên tiếp nhau ra đời đã làm cho việc học và dạy học có
những đổi mới phù hợp. Mỗi cá nhân phải biết cách tự tìm kiếm nguồn thông tin
phù hợp, xử lý nguồn thông tin đó để vận dụng vào các vấn đề cụ thể. Vì vậy học và
dạy học cần có những bước chuyển mình theo xu hướng của thời đại mới. Để đáp
ứng cho nhu cầu của xã hội, nền giáo dục nước ta cũng đã có những biến chuyển
tích cực với những định hướng đổi mới phương pháp giáo dục. Mục tiêu hàng đầu
đặt ra cho giáo dục là phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh
(HS). HS sẽ là chủ, là trung tâm của quá trình nhận thức diễn ra trong mỗi tiết học.
Để làm được điều này một trong những vấn đề cần phải lưu ý đến là việc tự học của
HS. HS không chỉ cần nắm bắt được nội dung kiến thức mà các em còn cần phải
biết đến phương pháp, đến cách thức tìm ra và sử dụng chúng sao cho hiệu quả
nhất. Khả năng tự học, tự tìm tòi không những quan trọng trong quá trình học tập
khi HS còn đến trường mà còn rất quan trọng trong khoảng thời gian về sau, khi các
em lên các cấp học trên, và nhất là khi các em đã trưởng thành.
Tuy nhiên, trong thực tế, đối với môn vật lý nói riêng, để tổ chức một giờ
học trên lớp theo định hướng mới như hiện nay mà trong đó HS giữ vai trò làm chủ
quá trình nhận thức trong tiết học đó quả thật là không dễ dàng. Thời lượng mỗi tiết
học chỉ có bốn mươi lăm phút (kể cả thời gian ổn định lớp, tổ chức hoạt động của
lớp) nhưng lượng kiến thức trong mỗi bài lại khá nhiều (nhất là ở chương trình nâng
cao) đã gây ra khá nhiều điều bất cập, khó áp dụng các phương pháp dạy học mới.
Bên cạnh đó, sĩ số mỗi lớp học hiện tại là quá đông nên đối với GV việc quan tâm
đến từng cá nhân trong lớp học, đến các băn khoăn, suy nghĩ, những vướng mắc của
các em hiện vẫn còn rất hạn chế. Chính những vướng mắc không được quan tâm,
giải đáp kịp thời rất dễ làm HS cảm thấy chán nản, mất tự tin và đây sẽ là những rào
cản cho các em trong việc thu nhận thêm các các kiến thức vật lý nói chung và các
thông tin khoa học hiện đại về sau nói chung.
Ngoài những nguyên nhân khách quan như đã nêu thì một trong những
nguyên nhân chủ quan chính dẫn đến các khó khăn này là việc tự học của HS còn
chưa được tốt làm ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình học tập. Việc chuẩn bị bài ở
nhà của HS thường mang tính chất đối phó tạm thời. Thông thường các em không
xem bài trước hoặc nếu có cũng chỉ dừng lại ở mức độ trả lời các câu hỏi do GV
yêu cầu một cách máy móc, ngoài ra không có sự đầu tư suy nghĩ thêm các vấn đề
có liên quan. Sự chuẩn bị bài mới thiếu chu đáo cũng khiến cho việc học tập trên
lớp của HS gặp nhiều hạn chế. Khi được yêu cầu tự đưa ra nhận xét hay trình bày
lại những nội dung đã tìm hiểu được thì HS thường tỏ ra khá lúng túng. Phần đông
các em HS vẫn còn tiếp nhận kiến thức được GV truyền đạt một cách thụ động. Để
giúp HS có thể thực sự làm chủ của quá trình nhận thức, phát huy được các khả
năng của bản thân thì cần có thêm thời gian, cần có thêm nữa các hỗ trợ từ phía GV
để HS có thể tự học nhiều hơn, hiệu quả hơn nữa.
Đặc biệt, đối với HS đầu cấp như HS lớp 10 học chương trình vật lý nâng
cao thì sự hỗ trợ để giúp các em tự học là rất cần thiết. Với chương “Động lực học
chất điểm”, đây là chương học khá quan trọng đóng vai trò cơ sở cho các chương
học sau đó, hơn thế nữa nó còn là chương học có khá nhiều ứng dụng gần gũi trong
đời sống. Tuy nhiên do vừa chuyển từ khối THCS sang khối THPT, lượng kiến thức
cần tiếp thu, các kỹ năng cần rèn luyện lúc này đối với các em HS là khá nhiều. Nếu
không có sự hỗ trợ thì từ chương học này sẽ trở nên khá nặng nề đối với các em, với
các khó khăn nhất định dễ dẫn đến tình trạng HS học vẹt, học đối phó.
Bên cạnh thực trạng trên, với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông
tin, các phương tiện hỗ trợ cho giáo dục cũng tăng lên mạnh mẽ. Học tập không còn
nhất thiết phải đến lớp và gặp trực tiếp với GV mà một người hoàn toàn có thể tíếp
nhận một, hoặc nhiều lớp học trực tuyến cùng lúc bằng hệ thống Internet với những
hình ảnh, âm thanh minh họa, hỗ trợ thiết thực từ công nghệ hiện đại. Thời gian học
của người học không còn bó gọn trong thời gian bốn mươi lăm phút trong mỗi tiết
học mà nó sẽ kéo dài hơn, ở mọi lúc mọi nơi (có hệ thống Internet) cho đến khi nào
họ cảm thấy là mình đã thực sự nắm vững kiến thức mới. Đó là hình thức học e-
learning (học tập điện tử).
Do đó, tôi nghĩ rằng rất cần thiết nên có một một lớp học vật lý trực tuyến
(LHVLTT) nhằm hỗ trợ cho việc tự học bộ môn này cho học sinh trung học phổ
thông (THPT) theo hình thức e-learning. Những thông tin được cung cấp, được trao
đổi thông qua lớp học này sẽ giúp cho HS cảm thấy tự tin hơn, hứng thú và thực sự
làm chủ được quá trình nhận thức trên lớp với từng tiết học vật lý theo phương pháp
mới ở trường phổ thông hiện nay. HS sẽ thật sự trở thành trung tâm của tiết học.
Hơn thế nữa, sau khi đã làm quen với cách học với sự hỗ trợ từ các thông tin trên
mạng Internet, cảm thấy hứng thú với cách học này với các kết quả mà nó đem lại,
người học, mà cụ thể là HS vẫn có thể chủ động tự học về sau.
Chính vì những lý do trên, tôi đã chọn đề tài : Xây dựng lớp học vật lý trực
tuyến nhằm hỗ trợ học sinh tự học chương “Động lực học chất điểm” (Vật lý 10
Nâng cao)
2. Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng nội dung LHVLTT nhằm hỗ trợ quá trình tự học của HS.
- Đề xuất phối hợp giữa LHVLTT với lớp học truyền thống.
- Đánh giá hiệu quả của quá trình học tập bộ môn vật lý trên lớp khi sự hỗ trợ
của LHVLTT.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu lớp học vật lý trực tuyến chương “Động lực học chất điểm” được xây
dựng và đưa vào sử dụng thành công trong việc hỗ trợ học sinh tự học thì việc học
của học sinh trong chương này sẽ trở nên hiệu quả hơn, do đó cũng đem lại những
kết quả tốt hơn.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động học và tự học của HS THPT.
- Nội dung, mục tiêu, yêu cầu cần đạt được của chương “Động lực học chất
điểm” thuộc chương trình vật lý 10 nâng cao.
- Hình thức học e-learning dưới dạng lớp học trực tuyến và vai trò của nó
trong việc hỗ trợ quá trình tự học của HS.
- Hệ thống xây dựng LHVLTT.
- Nội dung cho LHVLTT nhằm hỗ trợ quá trình tự học cho HS THPT.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Chương “Động lực học chất điểm” thuộc chương trình vật lý 10 Nâng cao.
- Đối tượng HS đang theo học chương trình vật lý 10 Nâng cao tại trường
THPT.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Cơ sở lý luận của việc sử dụng CNTT trong dạy và học môn vật lý.
- Hoạt động học và tự học của HS.
- Nội dung, cấu trúc, mục tiêu, yêu cầu và các tài liệu hỗ trợ dạy và học của
chương “Động lực học chất điểm”, thuộc chương trình vật lý 10 Nâng cao.
- LHVLTT theo hình thức dạy học e-learning và vai trò của nó trong việc hỗ
trợ hoạt động tự học của HS.
- Xây dựng cấu trúc và nội dung cụ thể LHVLTT.
- Đề xuất hướng sử dụng và phối hợp LHVLTT nhằm hỗ trợ cho quá trình tự
học của HS.
- Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm xác định mức độ phù hợp, tính
khả thi và hiệu quả mà đề tài đem lại.
7. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các tài liệu lý luận dạy học nhằm tìm hiểu về các định hướng
đổi mới trong dạy học, cơ sở lý luận của việc tự học, giúp phát huy tính tích cực,
chủ động trong học tập của HS.
- Nghiên cứu các tài liệu về hoạt động học và tự học của HS.
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách GV, sách bài tập, và các
sách tham khảo chuyên môn để xác định nội dung và cấu trúc logic của lớp học.
- Nghiên cứu các tài liệu về hình thức học e-learning, lớp học trực tuyến và
tác dụng của nó trong việc hỗ trợ quá trình tự học của HS.
- Nghiên cứu, tìm hiểu, lựa chọn hệ thống xây dựng LHVLTT với các chức
năng phù hợp.
Điều tra tìm hiểu
- Tìm hiểu thực tế dạy học chương “Động lực học chất điểm” thuộc chương
trình vật lý 10 Nâng cao bằng cách trao đổi trực tiếp với các GV trong tổ vật lý
trong trường. Phân tích kết quả ban đầu, nhận định nguyên nhân và đưa ra hướng
khắc phục.
- Phát phiếu điều tra về khả năng sử dụng máy vi tính và truy cập Internet
của HS lớp 10 ở trường THPT Nguyễn Khuyến Q.10.
- Phát phiếu điều tra tìm hiểu về tác dụng mà những hỗ trợ của LHVLTT
đem lại cho HS.
Nghiên cứu thực nghiệm
- Nghiên cứu thiết kế các nội dung cụ thể có trong LHVLTT, cách thức sử
dụng LHVLTT nhằm hỗ trợ cho việc tự học vật lý của HS có kết quả tốt nhất.
- Nghiên cứu tìm ra cách thức tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động trong các
giờ học thực nghiệm sau khi có sự hỗ trợ từ LHVLTT.
Thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành các giờ dạy trên lớp dưới sự hỗ trợ từ LHVLTT.
- Ghi nhận, so sánh, phân tích các diễn biến và sự khác biệt của HS trong lớp
thực nghiệm (TN) và HS trong lớp đối chứng (ĐC) trong các bài học cụ thể.
Xử lí số liệu và phân tích kết quả
- Đánh giá kết quả đạt được. Phân tích những ưu, nhược điểm và đề xuất
hướng phát triển tiếp theo của đề tài.
8. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Cung cấp nguồn tài liệu học tập, giúp HS chuẩn bị, củng cố, mở rộng kiến
thức trong quá trình tự học.
- Đưa công nghệ hiện đại vào trường học, tập cho HS thói quen tự sử dụng
Internet hỗ trợ việc học tập.
- Góp phần nâng cao dần khả năng tự học, tự đánh giá, tự tìm kiếm thông tin
cần thiết cho HS.
- Góp phần nâng cao chất lượng học tập môn vật lý trong trường phổ thông.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 161
👁 Lượt xem: 851
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 692
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 734
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 1107
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 731
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 157
👁 Lượt xem: 717
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 229
👁 Lượt xem: 959
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 902
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 717
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 173
👁 Lượt xem: 847
⬇ Lượt tải: 16