Mã tài liệu: 300480
Số trang: 229
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 3,987 Kb
Chuyên mục: Vật lý
MS: LVVL-PPDH044
SỐ TRANG: 229
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2009
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ngày nay, việc dạy học không những trang bị cho học sinh những kiến
thức cần thiết được chọn lọc, được biên soạn từ hệ thống kiến thức khoa học
vật lý giúp học sinh hiểu được những hiện tượng cơ bản, phổ biến của tự nhiên,
kĩ thuật và đời sống xung quanh trong thời gian học tập có giới hạn, mà còn
hướng tới sự phát triển tư duy khoa học ở học sinh, xây dựng cho học sinh cái
nhìn đúng đắn về sự phát triển của khoa học vật lý, giúp họ chuẩn bị đầy đủ và
tốt nhất khả năng hoạt động độc lập, chủ động và sáng tạo trước các vấn đề
khoa học hay cuộc sống đặt ra.
Mặt khác, Công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông đang phát triển
như vũ bão, các phương tiện hiện đại, môi trường đa phương tiện (multimedia)
hỗ trợ dạy và học ngày càng trở thành phổ biến, mạng Internet là một phương
tiện nối kết toàn cầu trong nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục, đã làm thay đổi
mạnh về tư duy giáo dục và đào tạo, làm thúc đẩy nhanh việc đổi mới phương
pháp dạy và học trong nhà trường, giúp cho giáo viên thực hiện các phương
pháp dạy học tích cực “lấy học sinh làm trung tâm” có hiệu quả hơn, nhiều
hình thức dạy học mới xuất hiện mà trước đây chưa có. CNTT cũng góp phần
đổi mới các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh một cách
toàn diện, tích cực và có hiệu quả hơn. Với sự bùng nổ thông tin, ngày càng có
nhiều phần mềm phục vụ việc dạy và học, rõ ràng không thể không đổi mới
phương pháp dạy học (PPDH), không thể dạy học theo lối cũ được.
Chỉ thị số: 55/2008/CT- BGDĐT đã nêu rõ việc tăng cường giảng dạy,
đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2008-
2012, cụ thể ở điều 4 của chỉ thị:
“Đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng công nghệ
thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học
Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học, hỗ trợ đổi mới phương pháp
giảng dạy, tích hợp ứng dụng CNTT ngay trong mỗi môn học một cách hiệu
1quả và sáng tạo ở những nơi có điều kiện thiết bị tin học; xây dựng nội dung
thông tin số phục vụ giáo dục; phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin
qua mạng Internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi
nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp; xoá bỏ sự lạc hậu về công nghệ
và thông tin do khoảng cách địa lý đem lại. Cụ thể là:
- Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng
điện tử và giáo án trên máy tính. Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi
kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn
giáo dục trên Website Bộ.
- Triển khai mạnh mẽ công nghệ học điện tử (e-Learning). Tổ chức cho
giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử e-Learning trực tuyến; tổ chức các
khoá học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập cho
người học.
- Xây dựng trên Website Bộ các cơ sở dữ liệu và thư viện học liệu điện
tử (gồm giáo trình và sách giáo khoa điện tử, đề thi trắc nghiệm, phần mềm thí
nghiệm ảo, học liệu đa phương tiện, bài giảng, bài trình chiếu, giáo án của
giáo viên, giảng viên). Tổ chức “sân chơi” trí tuệ trực tuyến miễn phí của một
số môn học.
- Việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng CNTT phải
được thực hiện một cách hợp lý, tránh lạm dụng, tránh bệnh hình thức chỉ ứng
dụng CNTT tại một số giờ giảng trong cuộc thi, trong khi không áp dụng trong
thực tế hàng ngày”
Multimedia - phương tiện đa truyền thông, một phương pháp giới thiệu
thông tin bằng máy tính, sử dụng nhiều phương tiện truyền tải thông tin như
văn bản, đồ họa và âm thanh… và đặc biệt là gây ấn tượng bằng sự tương tác
giữa nhiều phương tiện cùng lúc. Ước mơ của người dạy với chiếc Laptop
(máy tính xách tay), một chiếc máy chiếu Projector trên bục giảng không còn là
chuyện “ghê gớm” như ngày nào. Tất cả là điều kiện vừa cần, vừa đủ và đơn
giản để người dạy có thể truyền đạt cho người học bằng con đường nhanh và
hiệu quả. Với tầm nhìn của các nhà lãnh đạo và từ thực tế thời gian gần đây, cơ
2sở vật chất, trang thiết bị đã được trang bị thì đó là điều kiện tốt nhất để người
giáo viên có thể vươn mình cùng với tầm cao của công nghệ và ứng dụng công
nghệ thông tin vào dạy học một cách nhanh chóng, hiệu quả, đúng với xu
hướng đổi mới trong giáo dục.
Như trung tâm nghiên cứu kỹ thuật máy tính của Mỹ vào năm 1993 đã báo
cáo: con người giữ lại 20% những gì họ thấy, và 30% những gì họ nghe. Nhưng
họ nhớ 50% những gì họ thấy và 80% những gì họ nghe nếu họ thấy và nghe
những điều đó một cách đồng thời. Công nghệ multimedia với Internet, với đĩa
CD, và đặc biệt là e-Learning (học qua mạng) đang làm thay đổi cách thức dạy
và học. Từ chỗ thầy dạy suông, trò học thụ động theo kiểu chép lấy chép để bài
giảng trên lớp, công việc dạy và học đã thay đổi với phương châm mới:
Học tập mềm dẻo suốt đời thay cho học để thi cử trong một đoạn cuộc
đời.
Học để nâng cao chất lượng cuộc sống, để nâng cao trí tuệ hơn là vì học
để thi cử lấy bằng cấp.
Tích cực hoá quá trình dạy và học qua các việc làm cụ thể của giáo viên
thay vì lí luận nhiều.Tính tích cực hoá trong quá trình học tập sẽ làm cho quá
trình học hứng thú, hưng phấn hơn, hiệu quả hơn, hiểu bài nhanh hơn, nhớ bài
lâu hơn, khi sử dụng các loại phương tiện nghe và nhìn trong multimedia, tạo ra
các tình huống học tập khác nhau, tạo ra các nguồn tài nguyên phong phú trên
mạng.
Đó là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Vận dụng đa phương tiện trong
tổ chức hoạt động dạy học chương “Từ trường” vật lý 11 nâng cao nhằm
nâng cao chất lượng học tập của học sinh”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đưa ra được một mô hình dạy học nhằm nâng cao chất lượng học tập
của học sinh: Mô hình ứng dụng đa phương tiện cho giờ trên lớp và ở nhà.
Bước đầu áp dụng vào thực tiễn để chứng minh rằng có thể nâng cao
chất lượng học tập của học sinh.
3. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
3Với việc ứng dụng đa phương tiện cho giờ trên lớp và ở nhà có thể mang
lại hiệu quả cao hơn so với cách dạy truyền thống.
4. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khách thế nghiên cứu: Học sinh lớp 11 THPT ban khoa học tự nhiên
trong quá trình học tập chương “ Từ trường”
Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy học chương “Từ trường” lớp 11
nâng cao với mô hình ứng dụng đa phương tiện cho giờ trên lớp và ở nhà.
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Thiết kế quá trình dạy học chương: “Từ trường” lớp 11 nâng cao với
mô hình ứng dụng đa phương tiện cho giờ trên lớp và ở nhà.
Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Tây Ninh, tỉnh Tây
Ninh.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Để đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, cần phải thực hiện những
nhiệm vụ sau:
- Lựa chọn và nghiên cứu ngôn ngữ lập trình thích hợp cho mô hình dạy
mới: Ngôn ngữ Moodle.
- Tìm hiểu và phân tích cách dạy truyền thống
Phân tích ưu khuyết điểm của cách dạy truyền thống. Và nêu ý tưởng
cho bài giảng ôn tập, nâng cao. Chỉ ra ưu thế của đa phương tiện trong việc
thực hiện bài giảng.
- Xây dựng các bài học nội dung chương: “ Từ trường” và khóa học
trực tuyến chương “Từ Trường” thể hiện trên lớp học vật lý tại trang web:
http://lophoc.thuvienvatly.com.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được nhiệm vụ trên, chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Chúng tôi sử dụng phương pháp này cho việc:
Nghiên cứu tài liệu về giáo dục học và phương pháp giảng dạy vật lí.
4 5
Nghiên cứu cơ sở lý luận của mô hình dạy – tự học và một số biện
pháp bồi dưỡng phương pháp tự học cho học sinh.
Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng công nghệ thông tin trong dạy
học, cụ thể là các tài liệu về bài giảng điện tử, thiết kế website,một số phần
mềm hỗ trợ cho thiết kế bài giảng,phần mềm trắc nghiệm Hot Potatoes,…
Nghiên cứu chương trình, nội dung sách giáo khoa, sách giáo viên và
các tài liệu liên quan đến chương “Từ trường” - Vật lí nâng cao nhằm xác định
nội dung, cấu trúc loogic của các kiến thức mà học sinh cần nắm vững.
7.2 Phương pháp phỏng vấn.
Phương pháp này được dùng: Phỏng vấn trực tiếp các giáo viên về các
vấn đề liên quan đến đề tài nhằm kiểm tra giả thuyết, góp ý về bài giảng ở lớp
và bài giảng ở nhà, cách thức tiến hành giảng dạy, phương pháp giảng dạy…
7.3 Phương pháp điều tra, khảo sát.
Tìm hiểu thực tế dạy học chương “ Từ trường” lớp 11 THPT thông qua
dự giờ, trao đổi với giáo viên, sử dụng phiếu điều tra ở một số trường THPT
trong phạm vi Tỉnh Tây Ninh, phân tích kết quả và sơ bộ đề xuất nguyên nhân
của những khó khăn, sai lầm và hướng khắc phục.
7.4 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
Chúng tôi sử dụng phương pháp này:
Tổ chức thực nghiệm sư phạm, tiến hành thực nghiệm sư phạm ở
trường THPT thuộc tỉnh Tây Ninh, có đối chứng để đánh giá hiệu quả công
việc.
Xử lí số liệu và phân tích kết quả các bài kiểm tra trắc nghiệm, kiểm
định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của nhóm đối
chứng và nhóm thực nghiệm.
Đế xuất những nhận xét sau thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính khả
thi của tiến trình. Phân tích những ưu, nhược điểm và điều chỉnh lại cho phù
hợp nếu cần thiết.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 1107
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 630
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 175
👁 Lượt xem: 1103
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 173
👁 Lượt xem: 844
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 775
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 759
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 229
👁 Lượt xem: 959
⬇ Lượt tải: 19