Mã tài liệu: 300467
Số trang: 79
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 2,389 Kb
Chuyên mục: Vật lý
MS: LVVL-PPDH029
SỐ TRANG: 79
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2009
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1- Lý do chọn đề tài
Đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa với mục tiêu đến năm
2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với
cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế là con người, là nguồn nhân lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và
chất lượng trên cơ sở mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ
thông. Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa 10 về đổi mới
chương tr ình giáo d ục phổ thông đã khẳng định mục tiêu của đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông l ần này là: “Xây dựng nội dung chương trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ
thông mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển
nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước…” [18, trang 3]
Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông
là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ
động của học sinh với sự tổ chức và hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc
lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo
niềm tin và niềm vui trong học tập cho học sinh.
Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu cấp bách đã được Đảng ta chỉ rõ trong nghị
quyết Trung ương (TW) 2 khoá VIII (12/1996), trong văn ki ện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX
(4/2001) và g ần nhất là văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X (4/2006) đã khẳng định: “Đổi
mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp; ưu tiên
hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học; đổi mới phương pháp dạy và học; phát huy khả
năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh…”[7, trang 10]
Trong quá trình đổi mới phương pháp d ạy học , việc vận dụng một cách sáng tạo các chiến
lược dạy học tiên tiến trên thế giới vào thực tiễn giáo dục Việt Nam có thể là con đường thích hợp.
Tuy nhiên vi ệc đổi mới theo phương pháp cụ thể nào thì phải lựa chọn cho phù hợp với từng đối
tượng con người và nội dung dạy học.
Môi trường tôi đang giảng dạy với đa số là các học sinh có sức học trung bình và yếu, các em
còn quen với cách dạy học truyền thống. Chính vì vậy tôi quyết định chọn lựa một phương pháp dạy
học theo quan điểm hiện đại nhưng không quá xa so với phương pháp dạy học truyền thống để học
sinh từng bước làm quen, thích ứng được với các phương pháp dạy học tích cực.
Qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy rằng, dạy học theo chủ đề giúp học sinh tập trung sự chú
ý vào đối tượng, dễ dàng hiểu được các vấn đề giáo viên trình bày, định hướng tốt nội dung bài học, dễ tiếp thu thông tin, do đó có thể rút ngắn được thời gian trình bày của giáo viên. Hơn thế nữa nếu
sử dụng dạy học theo chủ đề để giảng dạy chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng
cao _ một chương với những kiến thức rất trừu tượng về các hạt sơ cấp, hệ Mặt Trời, các thiên hà,
sự chuyển động của thế giới vĩ mô và sự tiến hóa của các sao _ sẽ góp phần thay đổi không khí học
tập, lôi cuốn học sinh tham gia tích c ực vào bài giảng, làm cho lớp học năng động, không buồn tẻ,
học sinh dễ dàng ghi nhận kiến thức một cách có hệ thống, không nhồi nhét, quá tải.
Với tất cả những lý do đã trình bày ở trên, tôi quyết định chọn đề tài: “Vận dụng dạy học
theo chủ đề trong dạy học chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng cao”
làm đề tài nghiên cứu.
2- Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những quan điểm lý luận của dạy học theo chủ đề và vận dụng vào việc giảng
dạy chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng cao nhằm góp phần đổi mới phương
pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy và học môn Vật lý ở trường THPT.
3- Khách thể và đối tượng nghiên cứu
− Khách thể: Học sinh lớp 12 trường THPT Chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định, Quận 8, TP.Hồ
Chí Minh trong quá trình học tập chương “Từ vi mô đến vĩ mô” ban Nâng cao.
− Đối tượng nghiên cứu: Nội dung và phương pháp dạy học chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12
THPT ban Nâng cao theo phương pháp dạy học theo chủ đề.
4- Giả thuyết khoa học
Nếu vận dụng thành công các quan điểm của dạy học theo chủ đề vào giảng dạy chương “Từ
vi mô đ ến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng cao thì sẽ góp phần đổi mới phương pháp d ạy học theo
hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh và nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Vật
lý ở trường phổ thông.
5- Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sự vận dụng dạy học theo chủ đề trong dạy học chương “Từ vi mô đến vĩ mô”
lớp 12 THPT ban Nâng cao tại trường THPT Chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định, Quận 8, TP.Hồ
Chí Minh.
6- Nhiệm vụ nghiên cứu
− Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới phương pháp dạy học.
− Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học theo chủ đề.
− Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Vật lí 12 THPT ban Nâng cao.
− Nghiên cứu khả năng ứng dụng một số phần mềm máy tính và Internet trong việc thiết kế chủ đề
học tập. − Nghiên cứu, thiết kế chủ đề học tập chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng cao.
− Tiến hành thực nghiệm sư phạm dạy học chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban Nâng
cao theo phương pháp d ạy học theo chủ đề tại trường THPT Chuyên NK TDTT Nguyễn Thị
Định Quận 8, TP.Hồ Chí Minh.
7- Phương pháp nghiên cứu
− Nghiên cứu lý luận:
+ Nghiên cứu các văn kiện của Đảng về đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy
học.
+ Nghiên cứu tài liệu về giáo dục học và phương pháp giảng dạy vật lý.
+ Nghiên cứu cơ sở lí luận của dạy học theo chủ đề.
+ Nghiên cứu tài liệu hướng dẫn sử dụng một số phần mềm hỗ trợ dạy học.
+ Nghiên cứu chương trình vật lý 12 THPT.
+ Nghiên cứu, khai thác các tài liệu liên quan đến việc thiết kế các chủ đề học tập.
+ Thiết kế tiến trình dạy học theo chủ đề chương “Từ vi mô đến vĩ mô” lớp 12 THPT ban
Nâng cao.
+ Nghiên cứu, thiết kế bài giảng điện tử hỗ trợ các chủ đề dạy học.
− Thực nghiệm sư phạm:
+ Chọn mẫu và dạy thực nghiệm tại trường THPT Chuyên NK TDTT Nguyễn Thị Định,
Quận 8, TP.HCM.
+ Sử dụng phương pháp thống kê toán học để trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm và
kiểm định giả thuyết thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm: nhóm
thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 1121
⬇ Lượt tải: 30
📎 Số trang: 125
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 161
👁 Lượt xem: 704
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 162
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 229
👁 Lượt xem: 959
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 141
👁 Lượt xem: 2042
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 748
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 175
👁 Lượt xem: 1104
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 731
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 760
⬇ Lượt tải: 19