Mã tài liệu: 300465
Số trang: 119
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,067 Kb
Chuyên mục: Vật lý
MS: LVVL-PPDH027
SỐ TRANG: 119
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2009
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bàn về phương pháp dạy học và đổi mới phương pháp dạy học trong những
năm gần đây, chúng ta tốn không ít thời gian và giấy mực. Tuy nhiên trong thực tế,
phương pháp dạy học chưa thực sự trở thành một chìa khoá, một công cụ đắc lực để
giúp các thầy cô giáo trong giảng dạy mà phương pháp dạy học vẫn nằm trong chữ
nghĩa giấy tờ, nhiều khi đọc để hiểu được cũng không phải dễ, dẫn đến một thực
trạng khiến những người quan tâm đến vấn đề này không khỏi băn khoăn.
Nếu phương pháp dạy học cũ có một ưu điểm lớn là phát huy trí nhớ, tập cho
học sinh làm theo một điều nào đó, thì phương pháp mới vẫn cần những ưu điểm
trên. Song cái khác căn bản ở đây là phương pháp giảng dạy cũ đã phần nhiều “bỏ
quên học sinh”. Nên bình thường, học sinh bị động trong tiếp nhận. Còn phương
pháp giảng dạy mới phải phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh.
Đổi mới phương pháp giảng dạy không phải là tạo ra một phương pháp khác
với cái cũ, để loại trừ cái cũ. Sự phát triển hay một cuộc cách mạng trong khoa học
giáo dục mới thực chất là tạo được một tiền đề để cho những nhân tố tích cực của
cái cũ vẫn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Đồng thời tạo ra cái mới tiến bộ hơn,
tốt hơn cái đã có để đáp ứng được đòi hỏi của sự tiến bộ.
Phát huy tính tích cực của học sinh thông qua hàng loạt các tác động của giáo
viên, là bản chất của phương pháp giảng dạy mới. Khi nói đến tính tích cực nghĩa là
làm nảy sinh từ phía học sinh, được biểu hiện ra bên ngoài hay bên trong của sự
hoạt động. Nhờ phát huy được tính tích cực mà học sinh không còn bị thụ động.
Học sinh trở thành các cá nhân trong một tập thể mang khát vọng được khám phá,
hiểu biết. Vì vậy yêu cầu đối với người giáo viên là: Trong một giờ lên lớp, phải
làm sao cho những học sinh tốt nhất cũng được thoả mãn nhu cầu tri thức, thấy tri
thức là một chân trời mới. Còn những học sinh học yếu nhất cũng không thấy bị bỏ
rơi, họ cũng tham gia được vào quá trình khám phá cái mới. Điều này là đặc biệt
cần thiết, vì học sinh sẽ hào hứng để đi tìm tri thức chứ không còn bị động, hay nhồi
nhét nữa.
Hiện nay chúng ta đang thực hiện việc đổi mới rất mạnh mẽ về nội dung và
phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá ở bậc THPT.
Câu hỏi trắc nghiệm đã được sử dụng rộng rãi trong kiểm tra, đánh giá, và
phần nào trong dạy học vật lý THPT. Tuy nhiên, việc sử dụng câu hỏi trắc nghiệm
vào giảng dạy chưa được quan tâm rộng rãi. Do đó, đề tài: “xây dựng và sử dụng
câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học chương “quang học” Vật lý lớp 11 nâng cao
nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập” là cần thiết trong giai đoạn
giáo dục hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chủ yếu của đề tài là: “Xây dựng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học
cụ thể từng bài của chương quang học lớp 11 nâng cao THPT và sử dụng câu hỏi
trắc nghiệm trong dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập”.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: học sinh lớp 11 nâng cao trong quá trình học tập
chương quang học.
- Đối tượng nghiên cứu: quá trình dạy học hai chương quang học lớp 11 nâng
cao học kết hợp với việc lựa chọn câu hỏi trắc nghiệm hai chương “quang học”
nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
4. Giả thuyết khoa học
Xây dựng phương án dạy học, kết hợp với việc lựa chọn câu hỏi trắc nghiệm
hai chương “quang học” nhằm phát huy tính tích cực, của học sinh trong học tập,
đồng thời nâng cao hiệu của việc dạy và học.
5. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu phương án giảng dạy kết hợp với việc lựa chọn câu hỏi trắc
nghiệm hai chương “quang học” nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong
khối 11 ở trường THPT Trần Hưng Đạo.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu trên, đề tài có những nhiệm vụ cơ bản sau:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của việc dạy học vật lý với việc lựa chọn câu hỏi
trắc nghiệm hai chương “quang học” lớp 11 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh trong học tập, đồng thời nâng cao hiệu quả của việc dạy và học.
- Phân tích những nội dung, kiến thức cần dạy hai chương quang học lớp 11
nâng cao.
- Tìm hiểu thực tế dạy và học chương quang học lớp 11 nâng cao ở các trường
THPT. Thông qua đó, tìm hiểu nguyên nhân của những khó khăn, sai lầm và sơ bộ
đề ra hướng khắc phục.
- “Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm trong dạy học cụ thể từng bài của
hai chương quang học lớp 11 nâng cao nhằm phát huy tính tích cực của học sinh
trong học tập”.
- Soạn thảo bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập chương, kiểm tra cuối chương
“quang học”.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT: nhằm xác định mức độ phù
hợp, tính khả thi và tính hiệu quả của việc giảng dạy hai chương “Quang Học” lớp
11 nâng cao theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh với việc lựa
chọn các câu hỏi trắc nghiệm.
7. Những đóng góp mới của đề tài
- Cách sử dụng các phần khác nhau của bộ câu hỏi trong hoạt động dạy học
của GV làm cho giờ học sinh động, tạo hứng thú cho HS, từ đó giúp các em tự chủ
chiếm lĩnh kiến thức.
- Cách sử dụng bộ câu hỏi trắc nghiệm cho việc chuẩn bị bài, tự học hay học
nhóm.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
Đọc và xử lý thông tin, dữ liệu từ các nguồn tài liệu tham khảo.
- Nghiên cứu mục tiêu đổi mới trong dạy học nói chung và trong dạy học vật
lý nói riêng.
- Nghiên cứu các tài liệu lí luận dạy học nhằm tìm hiểu các quan điểm dạy học
hiện nay, tìm hiểu các phương pháp giảng dạy truyền thống, phương pháp giảng dạy
đổi mới và cơ sở của việc dạy học vật lý nhằm phát huy tính tích cực học tập của
học sinh.
- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến cơ sở lí luận của phương pháp trắc
nghiệm.
8.2. Phương pháp điều tra thăm dò:
- Nghiên cứu nội dung, cấu trúc chương trình của hai chương “Quang Học”
lớp 11 nâng cao.
- Quan sát sư phạm tại một số trường THPT để đưa ra các nhận xét thực tiễn
về việc dạy và học hai chương này.
- Lấy ý kiến của các chuyên gia và các giáo viên trực tiếp giảng dạy về tính giá
trị của bộ câu hỏi trắc nghiệm trước khi áp dụng vào thực nghiệm sư phạm.
8.3. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành dạy học hai chương “Quang Học” lớp 11 nâng cao theo hướng
phát huy tính tích cực học tập của học sinh với việc lựa chọn các câu hỏi trắc
nghiệm phù hợp.
- Đánh giá tính giá trị và hiệu quả bộ trắc nghiệm trong các phần của tiến trình
dạy học.
8.4. Phương pháp thống kê toán học
- Xử lý thống kê, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm.
- Rút ra kết luận, đánh giá cần thiết sau thực nghiệm sư phạm, đánh giá tính
khả thi của đề tài. Phân tích những ưu, nhược điểm, điều chỉnh lại cho phù hợp.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 794
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 184
👁 Lượt xem: 816
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 1628
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 157
👁 Lượt xem: 715
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 775
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 764
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 691
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 161
👁 Lượt xem: 704
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 653
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 22