Mã tài liệu: 296165
Số trang: 45
Định dạng: rar
Dung lượng file: 2,583 Kb
Chuyên mục: Sinh học
Củ là các kiểu khác nhau của các cấu trúc thực vật bị biến đổi và phình to ra để lưu trữ các chất dinh dưỡng. Nó được thực vật sử dụng để vượt qua mùa đông và tái phát triển vào năm sau cũng như để sinh sản sinh dưỡng. Trong thực vật học, người ta phân biệt ba kiểu củ khác nhau là: thân củ, rễ củ và chồi củ. Trong đời sống dân dã, nói chung người ta gọi những gì sinh dưới mặt đất/nước và phình to là củ, vì thế mà quả (thật sự) của lạc hay ấu cũng được gọi là củ. Ngoài ra, đối với một số loài thì ngay đoạn thân phình to phía trên mặt đất cũng được gọi là củ, như củ su hào v.v.
Rau củ ăn được chia làm 3 loại:
- Rễ củ: khoai lang, khoai mì, cà rốt,…
- Thân củ: su hào, khoai tây,…
- Chồi củ: các cây họ hành.
Rễ củ trong thực vật học là một loại rễ bên đã biến đổi, phình to ra với chức năng của một cơ quan lưu trữ các chất dinh dưỡng. Vì thế, về nguồn gốc nó khác với thân củ, nhưng chức năng và bề ngoài thì tương tự và gần giống với thân củ. Các ví dụ về thực vật với rễ củ bao gồm khoai lang, sắn và thược dược. Nó là cấu trúc, được sử dụng để cây lâu năm có thể tồn tại từ năm này qua năm khác.
Các rễ phình to làm cơ quan lưu trữ khác với củ thật sự. Khối phình to của các rễ phụ (rễ thứ cấp) với đại diện điển hình là khoai lang (Ipomoea batatas), có các cấu trúc tế bào bên trong và bên ngoài của các rễ điển hình. Các củ thật sự có cấu trúc tế bào của thân, còn trong rễ củ thì không có các đốt và gióng hoặc các lá suy thoái. Một đầu gọi là đầu gần có các mô đỉnh đầu sinh ra các chồi để sau này phát triển thành thân và lá. Đầu kia gọi là đầu xa, thông thường sinh ra các rễ không bị biến đổi. Trong các củ thật sự, trật tự là ngược lại với đầu xa sinh ra thân cây. Về mặt thời gian, các rễ củ là hai năm. Trong năm đầu tiên cây mẹ sinh ra các rễ củ và về mùa thu cây chết đi. Năm sau các rễ củ sinh ra cây mới và bị tiêu hao trong quá trình tạo thành bộ rễ mới cùng thân cây và ra hoa. Các mô còn lại chết đi trong khi cây sinh ra rễ củ mới cho năm kế tiếp sau đó.
(...)
Mục lục
Giới thiệu chung
I.Rễ củ
1. Cà rốt
1.1 Giới thiệu chung về cà rốt
1.2 Thành phần hóa học của cà rốt
1.3 Công nghệ sau thu hoạch và bảo quản cà rốt
1.4 Chỉ tiêu chất lượng cà rốt
1.5 Sản phẩm từ cà rốt
2. Khoai lang
2.1 Giới thiệu chung về khoai lang
2.2 Thành phần hóa học của khoai lang
2.3 Công nghệ sau thu hoạch và bảo quản
2.4 Giới thiệu một số thành tựu công nghệ và kĩ thuật mới trong lĩnh vực khoai lang
2.5 Sản phẩm từ khoai lang
3. Củ cải
3.1 Giới thiệu chung về củ cải
3.2 Thành phần hóa học của củ cải
3.3 Công nghệ sau thu hoạch và bảo quản
3.4 Sản phẩm từ củ cải
4. Củ đậu
4.1 Giới thiệu chung về củ đậu
4.2 Thành phần hóa học của củ đậu
4.3 Công nghệ sau thu hoạch và bảo quản củ đậu
4.4 Sản phẩm từ củ đậu
5. Khoai mỡ
II.Thân củ
1. Khoai sọ
1.1 Giới thiệu chung về khoai sọ
1.2 Thành phần hóa học của khoai sọ
1.3 Công nghệ sau thu hoạch và bảo quản khoai sọ:
1.4 Sản phẩm từ khoai sọ
2. Khoai tây
2.1 Giới thiệu chung về khoai tây
2.2 Thành phần hóa học của khoai tây
2.3 Công nghệ sau thu hoạch và bảo quản khoai tây
2.4 Sản phẩm từ khoai tây
3. Cây su haò
3.1 Giới thiệu chung về su hào
3.3 Công nghệ sau thu hoạch và bảo quản su hào
3.4 Sản phẩm từ su hào
III.Chồi củ
1. Hành củ
1.1 Giới thiệu chung về hành củ
1.2 Thành phần hóa học của hành củ
1.4 Sản phẩm từ hành củ
2.Tỏi
2.1 Giới thiệu chung về tỏi
2.2 Thành phần hóa học của tỏi
2.4 Sản phẩm từ tỏi
Tài liệu tham khảo
Số trang: 45 trang
--------------------------------------------------------
GVHD: ThS Tôn Nữ Minh Nguyệt
SVTH: Trường ĐHBK TPHCM
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 1387
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 1907
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 803
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 2495
⬇ Lượt tải: 26
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem