Mã tài liệu: 298050
Số trang: 138
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,785 Kb
Chuyên mục: Tâm lý học
MS: LVTLH032
SỐ TRANG: 138
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC
NĂM: 2010
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Mục đích cuối cùng của khoa học là nhằm phục vụ cho cuộc sống. Việc nghiên cứu Tâm lý
học cũng không nằm ngoài mục đích chung đó. Là một ngành khoa học có tiềm năng ứng dụng
hết sức rộng rãi trong mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, tâm lý học đang ngày càng được quan
tâm nghiên cứu theo hướng do thực tiễn, bởi thực tiễn và vì thực tiễn. Hiện tại, tâm lý học đã
được nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh, chăm sóc sức khỏe, truyền
thông,… và đặc biệt là ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo con người.
Tại Việt Nam, một trong những yêu cầu lớn và bức thiết của xã hội ngày nay là đổi mới nền
giáo dục. Để thực hiện được sự nghiệp đổi mới này, nền giáo dục phải huy động và vận dụng
thành tựu nghiên cứu của rất nhiều ngành khoa học khác nhau, từ các ngành khoa học tự nhiên
đến những ngành khoa học xã hội và các ngành khoa học đặc thù. Trong đó, một trong những
ngành khoa học mà sự nghiệp đổi mới nền giáo dục cần thiết vào bậc nhất chính là tâm lý học.
Đây là khoa học nghiên cứu về đời sống tinh thần con người, là đối tượng tác động chính của
công tác giáo dục. Muốn góp phần thực hiện được điều đó, tâm lý học phải tìm ra những con
đường ứng dụng các thành tựu của mình để phục vụ công cuộc đổi mới ấy.
Trong hệ thống giáo dục phổ thông cũng như chuyên nghiệp, tổ chức tế bào quan trọng bậc
nhất chính là lớp học – một nhóm xã hội có trình độ tổ chức cao – còn gọi là tập thể lớp học.
Trong tập thể đó, rất nhiều hiện tượng tâm lý chung nảy sinh như: trí tuệ tập thể, ý thức tập thể,
truyền thống tập thể, dư luận trong tập thể và đặc biệt là bầu không khí tâm lý tập thể. Bầu
không khí tâm lý này được nảy sinh từ trong quá trình hoạt động chung của tập thể và khi đã
hình thành, nó chi phối ngược lại tính tích cực của mỗi thành viên trong quá trình hoạt động. Vì
vậy, việc nghiên cứu những điểm mạnh, những hạn chế và những yếu tố chi phối bầu không khí
tâm lý tại một lớp học nào đó sẽ giúp cho người giáo viên cũng như nhà quản lý giáo dục tại nơi
đó có thể phát huy hay điều chỉnh nó theo hướng tích cực hơn. Bên cạnh đó, nếu có thể tìm ra
hệ thống biện pháp xây dựng bầu không khí tâm lý lớp học thuận lợi thì sẽ kích thích được tinh
thần học tập và rèn luyện của từng học sinh – sinh viên, mang đến những hiệu quả rõ rệt cho
quá trình dạy học và giáo dục.
Hiện tại, đã có một số đề tài nghiên cứu về hiện tượng bầu không khí tâm lý tập thể trong
nhiều môi trường khác nhau, đặc biệt là trong các xí nghiệp sản xuất. Tuy nhiên, nghiên cứu về bầu không khí tâm lý trong lớp học thì hiện tại chỉ có một vài công trình, nghiên cứu về bầu
không khí tâm lý lớp học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh thì chưa có công
trình nào. Song song đó, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đang thực hiện sứ
mạng xây dựng trường trở thành một trong hai trường đại học sư phạm trọng điểm của cả nước,
là một trong những ngọn cờ đầu để đào tạo nên những giáo viên có chất lượng nhằm phục vụ
quá trình đổi mới giáo dục.
Xuất phát từ nhiệm vụ thực tiễn của trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, xuất
phát từ thực tiễn nghiên cứu khoa học là chưa có công trình nào nghiên cứu về bầu không khí
tâm lý lớp học tại cơ sở giáo dục này, người nghiên cứu mạnh dạn lựa chọn đề tài “Bầu không
khí tâm lý một số lớp học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và biện pháp
cải thiện”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Tìm hiểu thực trạng về bầu không khí tâm lý một số lớp học tại trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất các biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý lớp học.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Bầu không khí tâm lý một số lớp học tại trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh.
Các biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý lớp học.
3.2. Khách thể nghiên cứu:
306 sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU:
4.1. Bầu không khí tâm lý mỗi lớp học có những nét đặc trưng riêng, tồn tại một số đặc điểm
tích cực lẫn tiêu cực do các nguyên nhân bên ngoài và bên trong ảnh hưởng, trong đó,
nguyên nhân bên trong là quyết định.
4.2. Bầu không khí tâm lý lớp học có thể cải thiện thông qua việc tác động đến những yếu tố
ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý đó.
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
5.1. Làm rõ cơ sở lý luận về:
- Bầu không khí tâm lý lớp học.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý lớp học.
5.2. Tìm hiểu thực trạng bầu không khí tâm lý một số lớp học tại trường Đại học Sư phạm
Thành phố Hồ Chí Minh.
5.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm cải thiện bầu không khí tâm lý trong lớp học trên cơ sở
các yếu tố ảnh hưởng đến bầu không khí tâm lý trong lớp học đó.
5.4. Thực nghiệm để kiểm tra hiệu quả của một số biện pháp tiêu biểu.
6. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
6.1. Về đối tượng nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu bầu không khí tâm lý trong một số lớp học tại trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Đề tài không nghiên cứu bầu không khí tâm lý của tất
cả các lớp học và không nghiên cứu bầu không khí tâm lý chung của cả trường.
Việc đề xuất các biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý tích cực trong lớp học được
giới hạn ở mức độ ý tưởng ban đầu, hạn chế về mức độ cụ thể hóa chuyên sâu chi tiết.
Việc thực nghiệm chỉ tiến hành với 3 biện pháp tiêu biểu trong các biện pháp trên. 3
biện pháp này phải cụ thể hóa chi tiết.
6.2. Về khách thể nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu thực trạng: 306 sinh viên trường Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh.
Việc thực nghiệm chỉ tiến hành mang tính bước đầu với khách thể thực nghiệm là 136
sinh viên trường đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài sẽ có những đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn như sau:
7.1. Về mặt lý luận:
Làm rõ lý luận về bầu không khí tâm lý nói chung và bầu không khí tâm lý trong lớp học
nói riêng. Phân tích và chứng minh mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng và tính chất của bầu
không khí tâm lý nhóm.
7.2. Về mặt thực tiễn:
Góp phần đưa một nội dung quan trọng của tâm lý học xã hội ứng dụng vào thực tiễn
giáo dục.
Mô tả bức tranh về bầu không khí tâm lý trong một số lớp học tại trường Đại học Sư
phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Đóng góp một số biện pháp cải thiện bầu không khí tâm lý tích cực trong môi trường lớp
học.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 799
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 187
👁 Lượt xem: 5320
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 827
⬇ Lượt tải: 31
📎 Số trang: 224
👁 Lượt xem: 2732
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 780
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 1079
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 226
👁 Lượt xem: 905
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 339
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 740
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 1474
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 1134
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 960
⬇ Lượt tải: 16