Mã tài liệu: 127191
Số trang: 124
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tâm lý học
Hứng thú là vấn đề đã được nghiên cứu nhiều, nhưng vẫn là lĩnh vực hấp dẫn người nghiên cứu, vì hứng thú là một trong những động lực quan trọng của hoạt động học tập của con người.
Hứng thú là thể hiện xúc cảm ở con người khi nhu cầu được đáp ứng. Do đó việc thoả mãn các hứng thú sẽ thúc đẩy lấp các lỗ hổng trong kiến thức, làm cho sự định hướng tìm hiểu các sự kiện, hiện tượng có ý nghĩa đối với cá nhân trở nên đầy đủ và sâu sắc hơn. Nói cách khác, hứng thú là một cơ chế thúc đẩy thường xuyên đối với sự nhận thức.
Tác dụng của hứng thú được thể hiện rõ trong hoạt động học tập vì đây là loại hoạt động căng thẳng, kéo dài và huy động toàn bộ các chức năng tâm lý của cá nhân. Nếu không có hứng thú, hoạt động học tập sẽ trở nên căng thẳng, kém hiệu quả. Khi có hứng thú, hoạt động học tập sẽ nhẹ nhàng và sinh động, làm cho sinh viên chăm chỉ học tập để thực hiện các nhiệm vụ học tập tốt hơn.
Hứng thú còn thúc đẩy sinh viên tích cực tìm tòi sáng tạo trong quá trình học tập. Sự sáng tạo có thể diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau: Từ lòng khát khao hiểu biết những tri thức mới đến việc tìm đọc thêm các tài liệu tham khảo để mở rộng và đào sâu tri thức, tiến tới việc tìm tòi ứng dụng tri thức vào thực tiễn. Như vậy, hứng thú học tập là điều kiện tất yếu để mỗi sinh viên phát huy vai trò tích cực và tự giác của mình trong quá trình học tập. Mặt khác, muốn nâng cao hiệu quả của quá trình dạy học phải hình thành được động cơ học tập đúng đắn cho sinh viên. Trong hệ thống các động cơ học tập thì động cơ gắn với việc hoàn thiện tri thức là có ý nghĩa tích cực nhất. Những động cơ này, chỉ có thể được hình thành trên cơ sở hứng thú. Sinh viên phải nhận thức được cái hay, cái đẹp của những tri thức trong mỗi môn học, thấy được sự cần thiết của những tri thức đó với đời sống xã hội nói chung và với cuộc sống của cá nhân mình nói riêng, thì mới mong muốn nắm bắt được tri thức và học tập tích cực.
Kết cấu của đề tài:
chương 1: những cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
chương 2. nội dung và tiến trình nghiên cứu
chương 3: kết quả nghiên cứu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 713
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 187
👁 Lượt xem: 5320
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 224
👁 Lượt xem: 2732
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 1250
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 799
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 827
⬇ Lượt tải: 31
📎 Số trang: 226
👁 Lượt xem: 904
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 870
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 1268
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 668
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 749
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 1842
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 1474
⬇ Lượt tải: 18