Mã tài liệu: 87510
Số trang: 224
Định dạng: docx
Dung lượng file: 669 Kb
Chuyên mục: Tâm lý học
Thời đại ngày nay, khối lượng tri thức phát triển ngày càng nhanh so với khả năng tiếp thu của con người, do đó trong dạy học chúng ta không thể phát triển số môn lên tương ứng được, mà chúng ta phải xây dựng chương trình, nội dung môn học hợp lý, bảo đảm tính cơ bản, hiện đại, đồng thời phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của người học.
Ở trường Đại học, học tập của sinh viên là một quá trình nhận thức đặc biệt trong đó sinh viên đóng vai trò chủ thể của hoạt động này. Tính tích cực học tập có vai trò quyết định hiệu quả học tập của sinh viên. Sinh viên chỉ có thể hiểu sâu sắc tài liệu học tập và biến nó thành giá trị riêng nếu họ kiên trì và nỗ lực hoạt động trí tuệ trong học tập để tự “khám phá” phát hiện ra tri thức. Lòng khao khát hiểu biết, tính tích cực cao trong hoạt động nhận thức và khả năng tự rèn luyện bản thân là những đức tính cần được phát triển và giáo dục cho sinh viên ngay trên ghế nhà trường. Giải quyết thành công nhiệm vụ này trước hết sẽ tạo tiền đề chắc chắn cho việc nắm vững sâu sắc tài liệu học tập. Đồng thời nó đảm bảo những điều kiện để sinh viên tiếp tục rèn luyện bản thân một cách có hệ thống và không ngừng học tập. Mặt khác trong hoạt động dạy học, tính tích cực học tập không chỉ tồn tại như một trạng thái, một điều kiện mà nó còn là kết quả của hoạt động học tập, là mục đích của quá trình dạy học. Tính tích cực học tập là một phẩm chất nhân cách, một thuộc tính của quá trình nhận thức giúp cho quá trình nhận thức luôn luôn đạt kết quả cao, giúp cho con người có khả năng học tập không ngừng.
Đã có nhiều nhà nghiên cứu tính tích cực học tập của học sinh và sinh viên ở các góc độ khác nhau như Triết học, Giáo dục học, Sinh học, Tâm lý học nhưng chưa có nhà khoa học nào nghiên cứu tính tích cực học tập môn Tâm lý học dưới góc độ tâm lý - hoạt động - nhân cách một cách cụ thể ở Việt Nam. Đồng thời đi đến khẳng định mối liên hệ nhân quả giữa việc phát huy tính tích cực học tập môn Tâm lý học với kết quả học tập bộ môn có nghĩa là huy động những thành tố tâm lý nào của tính tích cực ấy một cách hệ thống thì sẽ nâng cao kết quả học tập môn Tâm lý học của các em. Cơ sở lý luận nào để giải quyết mâu thuẫn giữa ý nghĩa khách quan của nội dung môn học với yêu cầu nghề nghiệp và ý nghĩa chủ quan của sinh viên khi học tập bộ môn này. Tức là làm sao để hiểu được diễn biến tâm lý của quá trình nảy sinh, hình thành, bộc lộ của tính tích cực học tập môn Tâm lý học của sinh viên từ đó điều khiển nó, khơi dậy, huy động mọi tiềm năng của các em. Cũng có nghĩa là sinh viên học môn Tâm lý học không phải do yêu cầu khách quan như chương trình, nhiệm vụ…học tập – nghiên cứu mà do chính các em ý thức được sự cần thiết của tri thức Tâm lý học đối với cuộc sống và sự nghiệp của mình trong hiện tại và tương lai. Do đó các em học tập chủ động và có hiệu quả.
Thực tiễn cho thấy, sinh viên cao đẳng sư phạm, Đại học Sư phạm nói chung và Đại học Sư phạm Hải Phòng nói riêng còn gặp nhiều khó khăn trong học tập, đặc biệt môn Tâm lý học. Phương pháp học tập ở Cao đẳng Sư phạm và Đại học Sư phạm còn mới mẻ đối với các em, nhất là đối với sinh viên năm thứ nhất, các em gặp nhiều khó khăn trong học tập. Đối với môn Tâm lý học là môn học lần đầu tiên được tiếp xúc còn nhiều điều mới lạ đối với sinh viên, các em chưa nhận thức đầy đủ sự cần thiết của nó (một môn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghiệp vụ) do đó chưa có thái độ học tập đúng đắn, chưa nắm được cách học còn học tập như ở Phổ thông. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập chưa được cao. Nhiều em còn có tư tưởng trung bình chủ nghĩa, học theo mùa thi cử, chưa thật quyết tâm trong học tập. Vì thế chất lượng lĩnh hội tri thức nói riêng và học tập nói chung chưa được cao. Do đó nghiên cứu tính tích cực học tập của sinh viên và tìm biện pháp để nâng cao tính tích cực học tập, góp phần nâng cao chất lượng học tập là một việc làm có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn đối với việc giảng dạy môn Tâm lý học ở các trường Đại học Sư phạm hiện nay. Hơn nữa môn Tâm lý học có một vị trí cực kỳ quan trọng trong quá trình đào tạo người giáo viên tương lai. Bởi môn học này không những cung cấp tri thức, kỹ năng tâm lý để hiểu và ứng xử có hiệu quả hơn trong cuộc sống mà còn giúp sinh viên rèn luyện nghiệp vụ, có khả năng đi sâu vào tâm hồn học sinh, góp phần nâng cao chuyên môn nghiệp vụ và nghệ thuật sư phạm. Vì vậy việc nghiên cứu tính tích cực học tập nói chung và đặc biệt đi sâu nghiên cứu tính tích cực học tập môn Tâm lý học của sinh viên Đại học Sư Phạm là cần thiết trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giáo viên hiện nay.
Kết cấu đề tài:
Chương 1 Cơ sở lý luận nghiên cứu tính tích cực học tập môn tâm lý học của sinh viên Đại học sư phạm hải phòng
Chương 2 Nội dung phương pháp
Chương 3 Phân tích kết quả nghiên cứu
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 226
👁 Lượt xem: 905
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 3757
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 829
⬇ Lượt tải: 31
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 1476
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 187
👁 Lượt xem: 5321
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 871
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 1028
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 949
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 339
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 2007
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 751
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 224
👁 Lượt xem: 2733
⬇ Lượt tải: 21