Mã tài liệu: 302613
Số trang: 15
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 469 Kb
Chuyên mục: Sinh học
Công trình là kết quả của các đề tài KHCN:
- Đề tài cấp Nhà nước "Sản xuất đường mật tinh bột bằng phương pháp enzym", thực
hiện năm 1987.
- Đề tài cấp Bộ "Hoàn thiện công nghệ sản xuất glucoamylaza bằng phương pháp chìm",
thực hiện năm 1993.
- Dự án SXTN cấp Nhà nước "Hoàn thiện công nghệ sản xuất glucoza theo phương pháp
enzym", thực hiện năm 1997-2000.
• Kết quả nổi bật
o Kết quả nghiên cứu, áp dụng của công trình đã góp phần phát triển vùng nguyên
liệu, nâng cao giá trị nông sản chế biến, thay đổi cơ cấu cây trồng, phát triển làng
nghề chế biến nông sản, tạo thêm việc làm và thu nhập, cải thiện đời sống người
lao động.
o Đã nghiên cứu, hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất; thiết kế, chế tạo và lắp
đặt thành công dây chuyền sản xuất ở quy mô 10-40 tấn sản phẩm/ngày.
o
o Sản phẩm của dây chuyền đáp ứng nhu cầu đa dạng của các ngành chế biến thực
phẩm khác nhau như rượu, bia, đồ uống, bánh kẹo, ...
o
o Phương pháp enzym có ưu điểm nổi trội hơn phương pháp axit truyền thống: tăng
hiệu suất chuyển hoá tinh bột thành đường tới 95% (so với 85% ở phương pháp
axit), rút ngắn thời gian kết tinh xuống còn 8-12 giờ, hiệu suất kết tinh ở lần đầu
đạt 35% (cao hơn phương pháp axit 7-8%), tăng chất lượng sản phẩm đường kết
tinh. Đặc biệt, giảm đáng kể mức tiêu hao nguyên liệu (1.600 kg tinh bột
sắn/1.000 kg glucoza so với 2.600/1.000 kg tương ứng ở phương pháp axit), do đó
hạ giá thành sản phẩm. Ngoài ra, công nghệ mới còn là công nghệ sản xuất sạch,
ít gây tác hại đến môi trường.
o Công trình đã nhận giải khuyến khích giải thưởng VIFOTEX tại Hội thi sáng tạo
khoa học kỹ thuật Việt Nam năm 2000.
• Địa chỉ áp dụng
o Công trình đã được áp dụng tại nhiều doanh nghiệp:
o Công ty Minh Đường, Hoài Đức Hà Tây, công suất 30-40 tấn glucoza/ngày.
o Cơ sở tại Việt Trì của Công ty Bánh kẹo Hải Hà, công suất 10 tấn glucoza/ngày.
o Nhà máy Đường Quảng Ngãi, công suất 16 tấn sản phẩm/ngày.
o Công ty Đường Sông Lam, Thanh Hoá, công suất 10 tấn sản phẩm/ngày.
o Công ty Kỹ nghệ thực phẩm 19/5 Sơn Tây, công suất 100 tấn glucoza tinh
thể/năm.
o Công ty Ong Nam Định.
Nghiên cứu sản xuất và ứng dụng enzim
trong công nghiệp thực phẩm
Đỗ Thị Giang, Hoàng Thị Hướng Quì, Trương Thị Hoà,Nguyễn Thị Minh Hạnh, Nguyễn Thị Hoài
Trâm,Nguyễn Văn Việt, Ngô Tiến Hiển, Vũ Thị Đàovà các cộng sự - Viện Công nghiệp Thực phẩm.
Enzim vi sinh vật đã được nghiên cứu sản xuất và ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều
lĩnh vực, đặc biệt là trong công nghiệp thực phẩm. Sử dụng enzim-chất xúc tác sinh
học làm cho các quá trình công nghệ sảy ra nhanh hơn, đặc hiệu hơn, dẫn đến tiết
kiệm năng lượng, nhân công, hạ giá thành sản phẩm đồng thời góp phần bảo vệ môi
trường.
Công trình là kết quả của các đề tài nghiên cứu KHCN trong những năm qua:
• Đề tài cấp Nhà nước: Nghiên cứu ứng dụng α -amylaza trong công nghiệp
thực phẩm và công nghiệp dệt.
• Các đề tài cấp Bộ:
• Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ sản xuất glucoamylaza bằng phương pháp
chìm;
• Nghiên cứu ứng dụng proteaza trong sản xuất bia;
• Nghiên cứu ứng dụng enzim trong công nghiệp thực phẩm";
• Nghiên cứu sử dụng enzim để nâng cao năng suất nuôi trồng nấm sò;
• Nghiên cứu ứng dụng enzim để sản xuất bột súp, pate từ nguyên liệu thực
vật;
• Nghiên cứu công nghệ tách axit béo từ dầu đậu tương, dầu vừng bằng
phương pháp enzim.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 946
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 1033
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 1061
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 17