Mã tài liệu: 285483
Số trang: 78
Định dạng: zip
Dung lượng file: 582 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Lời mở đầu
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà Nước ta rất chú trọng và tạo mọi điều kiện để phát triển du lịch. Đáp lại sự quan tâm đó, ngành du lịch đang vươn lên và thực sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu kinh tế của đất nước và đem lại hiệu quả cao.
Từ năm 1990 đến nay, du lịch Việt Nam phát triển nhanh với tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20-25% . Nếu lượng khách quốc tế vào Việt Nam năm 1990 là 250.000 lượt người thì đến năm 1997 đã hơn 1,7 triệu ngưòi. Năm 2002 cũng là năm đánh dấu sự chuyển biến mạnh mẽ và thành công của sự nghiệp phát triển du lịch. Với đà tăng trưởng ở mức cao, đạt trên 2,63 triệu lượt người, số lượng khách du lịch nội địa ước khoảng 13 triệu, thu nhập du lịch đạt khoảng 200.000 tỷ đồng, sự tăng trưởng của du lịch được xếp là một trong 10 sự kiên nổi bật của đất nước trong năm 2002. Chính sự phát triển vượt bậc đó đã tác động đến hệ thống kinh doanh du lịch theo xu hướng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ với chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của du khách, mang lại doanh thu cho doanh nghiệp và cho đất nước. Trong hệ thống kinh doanh đó thì kinh doanh khách sạn có vị trí đặc biệt quan trọng.
Với việc chuyển đổi cơ chế từ hoạt động tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, cùng với sự phát triển không ngừng của du lịch Việt Nam trong những năm gần đây, khách sạn quốc doanh nước ta cũng đã và đang có sự chuyển biến mạnh mẽ. Do tác động của chuyển đổi cơ chế các khách sạn phải hạch toán kinh doanh độc lập. Mặt khác phải đương đầu với sự cạnh tranh gay gắt trong thị trường du lịch, sự ra đời ồ ạt của các khách sạn tư nhân, khách sạn liên doanh cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các khách sạn quốc doanh. Do đó, để đứng vững trên thị trường, thành công trong kinh doanh thì các nhà quản lý phải biết vận dụng linh hoạt lý thuyết và nghệ thuật kinh doanh vào thực tiễn. Trong hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng thì công tác tổ chức quản lý nguồn nhân lực luôn được đặt ra với mỗi khách sạn. Với sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt và xu hướng toàn cầu hoá, vai trò của con người ngày càng được nhấn mạnh và quan tâm hơn bao giờ hết. Quản lý, khai thác và phát huy tiềm năng nguồn nhân lực đang trở nên cực kỳ quan trọng trong kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh.
Khách sạn Dân Chủ nằm ở 29 Tràng Tiền là đơn vị trực thuộc Công ty du lịch Hà Nội, đạt tiêu chuẩn khách sạn quốc tế 3 sao. Trong nhiều năm qua, khách sạn luôn hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ Công ty giao, đạt thành tích đơn vị thi đua xuất sắc. Tuy nhiên, kinh doanh khách sạn là một lĩnh vực đầy biến động, chịu tác động, ảnh hưởng của nhiều nhân tố, để giữ vững những thành tích đã đạt được đồng thời đưa khách sạn tiến lên, khách sạn cần chú trọng hơn nữa đến công tác tổ chức quản lý và sử dụng nhân lực. Có quản lý con người tốt mới mong quản lý tốt chất lượng sản phẩm, tăng khả năng thu hút khách, đạt được các mục tiêu đặt ra của khách sạn .
Xuất phát từ thực tiễn trên cùng với quá trình thực tập tại khách sạn Dân Chủ, được sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của thầy giáo - Tiến sĩ kinh tế Đinh Văn Sùng, tác giả đã mạnh dạn chọn đề “ Hoàn thiện công tác tổ chức quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại khách sạn Dân Chủ” Với mong muốn thông qua phân tích thực trạng quản lý nguồn nhân lực tại khách sạn Dân Chủ nhằm đề xuất một số giải pháp cần thiết và phù hợp để hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại khách sạn Dân Chủ.
Với việc sử dụng các phương pháp điều tra phân tích, phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích thống kê, phương pháp dự báo trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử luận văn đã được hoàn thành.
Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về nhân lực, tổ chức quản lý nhân lực trong hoạt động kinh doanh khách sạn .
Chương II: Thực trạng về công tác tổ chức quản lý và sử dụng nhân lực tại khách sạn Dân Chủ .
Chương III: Phương hướng, mục tiêu và một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức quản lý và sử dụng nguồn nhân lực tại khách sạn Dân Chủ.
Do trình độ và thời gian có hạn, bài viết chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để bài viết được hoàn thiện hơn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 288
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 339
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 261
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 251
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 83
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 461
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16