Mã tài liệu: 259434
Số trang: 61
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,007 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bệnh tiểu đường hiện đang là một thách thức lớn đối với vấn đề sức khỏe
cộng đồng. Mỗi năm có thêm hàng triệu người mắc bệnh tiểu đường. Theo tổ
chức y tế thế giới (WHO), tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở Châu Á 10 - 12%, ở các
quốc đảo Thái Bình Dương là 30 - 40%. Đây là căn bệnh có thể gây ra khủng
hoảng y tế thế giới trong thế kỷ 21, và nó có thể giảm tuổi thọ của người dân
trong vòng 200 năm tới. Ước tính tới năm 2025 thế giới có 333 triệu người mắc
bệnh chiếm 6% dân số. Tỉ lệ tăng lên ở các nước phát triển là 40%, còn ở các
nước đang phát triển là 70%. Ở nước ta có khoảng 2 - 2,5 triệu người mắc lệ
mắc bệnh tiểu đường. Trong đó ước đoán có tới 1,3 triệu người ở độ tuổi dưới
30 - đây là điều đáng lo ngại. Theo số liệu điều tra mới nhất tại 4 thành phố lớn
Hà Nội, Huế, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, tỉ lệ người mắc bệnh tiểu đường là 7-8%
trong khi đó tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường ở lứa tuổi 30 - 64 là 4,2% .
Trước thực trạng trên có nhiều tổ chức và cá nhân tham gia nghiên cứu để
tìm ra thuốc điều trị căn bệnh nguy hiểm này. Đã có nhiều loại thuốc hóa dược
được nghiên cứu thành công, và có hiệu quả điều trị cao, nhưng khi sử dụng lâu
dài lại mang tới nhiều bất lợi với cơ thể, vì vậy việc nghiên cứu các loại thuốc có
nguồn gốc thiên nhiên có hệ số an toàn cao hơn khi điều trị lâu dài là xu hướng
tất yếu. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc
trong lá dâu tằm có hợp chất alkaloit tên gọi là 1 - deoxynojimycin (DNJ) cấu
tạo tương tự như D - Glucoza có khả năng ức chế các ezim trong hệ tiêu hóa như
α - amylaza làm thay đổi sự trao đổi glucoza cũng như tình trạng đường máu
cao. Cho đến nay, lá dâu tằm là nguồn thực vật duy nhất phát hiện có chứa DNJ
- hoạt chất có vai trò quan trọng trong việc hạ đường huyết. Do đó việc nghiên
cứu chế biến các sản phẩm giàu DNJ từ lá dâu để phục vụ cho việc phòng chống
bệnh tiểu đường đang được quan tâm đặc biệt ở các quốc gia Châu Á nơi có diện
tích trồng dâu tằm lớn.
1
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng của DNJ trong
lá dâu tằm đối với bệnh tiểu đường. Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ dừng
lại ở bước thăm dò mà chưa đưa ra được quy trình có hệ thống để có thể áp dụng
vào sản xuất. Mặt khác có nhiều loại thực phẩm chức năng chuyên biệt có nguồn
gốc từ thực vật như: Diabetna, tiểu đường nam dược, NADIA dùng cho người
bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên các sản phẩm này phần lớn được nhập khẩu nên
giá thành khá cao. Trước những yêu cầu trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu quy trình chế biến trà từ lá dâu tằm”.
1.2. Mục đích yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Xác định quy trình chế biến trà từ lá dâu tằm có hàm lượng DNJ cao dùng
trong việc hỗ trợ điều trị và phòng chống bệnh tiểu đường.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định nguyên liệu thích hợp cho chế biến trà
- Xác định được phương pháp tách chiết và thu nhận cao lá dâu phù hợp
với điều kiện thiết bị nước ta.
- Đưa ra được quy trình chế biến trà từ lá dâu có hàm lượng DNJ ca
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 658
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 766
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 697
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 875
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 799
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 25
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 20