Mã tài liệu: 215986
Số trang: 24
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 225 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Rừng được coi như phổi xanh của nhân loại, là nguồn tài nguyên quý giá có khả năng tái
tạo, có giá trị to lớn đối với nền kinh tế quốc dân, . Tuy nhiên, hiện nay tài nguyên rừng đang
bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Một trong những nguyên nhân quan
trọng làm mất rừng là do cháy rừng.
Theo báo cáo của Cục Kiểm Lâm từ năm 2000 - 2008 có 6.412 vụ cháy gây thiệt hại
42.607 ha rừng, mặc dù kinh phí đầu tư cho công tác quản lý cháy rừng là khá lớn nhưng tình
hình cháy rừng hàng năm vẫn xuất hiện cao.
Nhận thức được thiệt hại to lớn của cháy rừng, nhà nước đã ban hành hàng loạt chính sách
và đầu tư các nguồn lực cho phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR). Tuy nhiên, các kết quả
vẫn chưa được như mong muốn, cháy rừng vẫn thường xuyên xảy ra. Một trong những
nguyên nhân quan trọng là thiếu những nghiên cứu cơ bản về phòng cháy rừng (PCR), nghiên
cứu về các phương pháp dự báo nguy cơ cháy rừng (DBNCCR), nghiên cứu về các công trình
PCR, nghiên cứu về các giải pháp kỹ thuật lâm sinh (KTLS)PCR,
ở Việt Nam nghiên cứu về lĩnh vực này, mới bắt đầu từ năm 1981, điển hình một số công
trình nghiên cứu của Phạm Ngọc Hưng (1988), Phan Thanh Ngọ (1996), Bế Minh Châu
(2001) và Vương Văn Quỳnh (2005).
Các công trình nghiên cứu nêu trên chỉ tiến hành cho đối tượng rừng thông, rừng tràm và
rừng tự nhiên còn các đối tượng khác chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu.
Bình Định có diện tích rừng trồng 70.587 ha, chiếm 27,31% đất có rừng bao gồm các loài
cây trồng keo, bạch đàn (chiếm 90%), phi lao, thông, .(chiếm 10%). Theo số liệu Chi cục
Kiểm lâm tỉnh Bình Định từ năm 2003 - 2008, có 93 vụ cháy, diện tích bị cháy 133,67 ha.
Diện tích rừng bị cháy chủ yếu là keo và bạch đàn, đây cũng là một trong những địa phương
thường xảy ra cháy rừng. Vì những lý do nêu trên, sự cần thiết phải có công trình nghiên cứu
cơ bản về giải pháp phòng cháy rừng; luận án được thực hiện nhằm góp phần cung cấp cơ sở
khoa học và thực tiễn, để đưa ra giải pháp kỹ thuật lâm sinh phòng cháy rừng (KTLSPCR)
nhằm giảm nguy cơ cháy rừng đến mức thấp nhất cho tỉnh Bình Định
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 705
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16