Mã tài liệu: 215983
Số trang: 17
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 300 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lạc (Arachis hypogaea L) là cây công nghiệp ngắn ngày có
giá trị dinh dưỡng cao, có khả năng cải tạo đất tốt. Lạc được trồng
rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, Việt Nam lạc đã được trồng từ lâu,
là cây trồng quen thuộc từ bao đời nay với người nông dân và được
trồng trên trên khắp mọi miền đất nước.
Thái Nguyên là tỉnh đã có lịch sử trồng lạc, có nhiều điều
kiện thuận lợi để trồng nhiều vụ lạc trong năm, diện tích đất có thể
trồng lạc vụ thu đông ở Thái Nguyên khoảng 10.000 ha. Song nông
dân mới chủ yếu trồng lạc vụ xuân và vụ thu, còn vụ thu đông nhiều
người chưa biết đến. Mấy năm gần đây, ở Thái Nguyên cây lạc đã
được quan tâm, tuy nhiên diện tích hàng năm vẫn giảm, năng suất
thấp. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trên là do thiếu giống
tốt cho vụ xuân, kỹ thuật trồng lạc còn lạc hậu. Do lạc dễ bị mất sức
nảy mầm, nên dùng lạc xuân năm trước làm giống cho vụ xuân năm
sau tỷ lệ mọc thấp, cây sinh trưởng kém, năng suất thấp. Trồng lạc
thu để giữ giống, song vụ này do nhiệt độ và ẩm độ cao sinh trưởng
sinh dưỡng quá mạnh nên quả, hạt rất bé, năng suất thấp, diện tích vụ
này rất hạn chế. Phát triển lạc thu đông, dùng giống mới năng suất
cao làm giống cho vụ lạc xuân sẽ góp phần giải quyết được các vấn
đề trên. Từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
" Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật để phát triển vụ lạc
thu đông ở tỉnh Thái Nguyên ".
2. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. ý nghĩa khoa học
- Đề tài là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống để phát
triển vụ lạc thu đông ở tỉnh Thái Nguyên. Kết quả nghiên cứu góp
2
phần bổ xung cơ sở lý luận khoa học cho việc phát triển vụ lạc thu
đông ở Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu về kỹ thuật trồng lạc thu đông ở tỉnh Thái
Nguyên là tài liệu khoa học phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy.
2.2. ý nghĩa thực tiễn
- Đã lựa chọn được giống lạc L.14, MD7 có khả năng sinh
trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao trong điều kiện thu đông ở
Thái Nguyên.
- Xây dựng được quy trình kỹ thuật trồng lạc trong vụ thu đông
và hình thành vụ lạc thu đông ở tỉnh Thái Nguyên.
- Phát triển lạc thu đông đã đem lại lợi ích như: Góp phần
chuyển dịch hệ thống cơ cấu cây trồng ở tỉnh Thái Nguyên. Đảm bảo
giống có chất lượng tốt cho vụ lạc xuân, tăng hiệu quả sử dụng đất,
tăng thu nhập cho nông dân. Đồng thời, đây là biện pháp bảo vệ, cải
tạo độ phì của đất một cách tốt và rẻ tiền nhất.
3. Mục tiêu của đề tài
Phát triển vụ lạc thu đông ở tỉnh Thái Nguyên nhằm cung cấp
lạc giống chất lượng tốt cho vụ xuân, góp phần nâng cao năng suất và
sản lượng lạc thương phẩm phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Cây lạc (Arachis hypogaea L)
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu phát triển cây lạc ở vụ thu
đông trong điều kiện sinh thái tỉnh Thái Nguyên
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 610
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 495
⬇ Lượt tải: 16