Mã tài liệu: 215993
Số trang: 27
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 309 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
Từ năm 1990 đến năm 2004 diện tích trồng xoài của nước ta tăng 4,94 lần
(16.000 ha so với 79.000 ha). Trước đây ở miền Bắc chỉ có một số vùng trồng xoài
truyền thống Yên Châu - Sơn La, Tương Dương - Nghệ An, nhưng diện tích không
lớn, năng suất thấp, xoài quả chưa hấp dẫn người tiêu dùng. Những năm gần đây khi
có một số giống xoài tuyển chọn của Viện nghiên cứu rau quả (GL1, GL2, GL6) và
một số giống xoài của Trung Quốc do Lâm trường Hữu Lũng Lạng Sơn nhập nội đưa
vào sản xuất có khả năng ra hoa muộn, năng suất chất lượng khá đáp ứng được thị
hiếu của người tiêu dùng. Diện tích trồng xoài được mở rộng ở nhiều tỉnh thuộc miền
Bắc trong đó có Bắc Giang. Trồng xoài ở phía Bắc góp phần đa dạng sản phẩm quả và
đa dạng sinh học. Đặc biệt là ý nghĩa về môi trường vì xoài là cây trồng chịu hạn, lá
lâu rụng có tác dụng che phủ đất chống xói mòn, góp phần hoạt hoá nền kinh tế vùng
gò đồi, nơi đó trồng cây lương thực, thực phẩm thì khó khăn nhưng trồng cây ăn quả
lại rất tốt (cây vải ở Bắc Giang).
Mặc dù ở Bắc Giang đã có những giống xoài ra hoa muộn, ra được nhiều đợt
hoa nhưng có tỷ lệ đậu quả và năng suất thấp, không ổn định trong các năm, dẫn đến
xoài là cây trồng chưa thực sự hấp dẫn người nông dân ở vùng gò đồi. Những lý do gì
hạn chế đến sản xuất xoài ở Bắc Giang ?. Trong khi đó ở Quảng Tây Trung Quốc có
vĩ độ cao hơn Bắc Giang nhưng vẫn trồng được xoài và có năng suất cao. Làm thế nào
để cây xoài trồng ở Bắc Giang có năng suất cao và ổn định ? đây là đòi hỏi của thực
tiễn sản xuất. Xuất phát từ những yêu cầu trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên
cứu thực trạng sản xuất, đặc tính nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật góp
phần nâng cao năng suất xoài ở tỉnh Bắc Giang”.
ý nghĩa khoa học: Đề tài là công trình đầu tiên tiến hành điều tra, nghiên cứu
có tính hệ thống thực trạng sản xuất và một số đặc điểm nông sinh học của các dòng,
giống xoài đang được trồng phổ biến ở tỉnh Bắc Giang. Các kết quả nghiên cứu sẽ là
cơ sở cho việc phân vùng quy hoạch, lựa chọn giống xoài phù hợp với điều kiện sinh
thái của tỉnh, thăm dò các biện pháp kỹ thuật góp phần ổn định và nâng cao năng suất
xoài ở Bắc Giang, cũng như ở các tỉnh thuộc vùng trung du và núi thấp Đông bắc có
điều kiện sinh thái tương tự. Mặt khác kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là những gợi ý
cho các nghiên cứu tiếp theo về cây xoài trồng ở phía bắc.
ý nghĩa thực tiễn: Giúp cho việc hoạch định phát triển cây ăn quả của tỉnh, lựa
chọn được những giống xoài tốt phù hợp điều kiện sinh thái, phục vụ sản xuất quả của
hộ gia đình, góp phần đa dạng sản phẩm quả hàng hoá, đa dạng sinh học, tăng việc
làm và thu nhập cho người lao động. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật nhằm ổn định
và nâng cao năng suất xoài, để có thể trồng xoài trong cơ cấu cây ăn quả, góp phần
bảo vệ tài nguyên đất dốc của tỉnh Bắc Giang.
Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá được thực trạng sản xuất xoài, đặc điểm nông
sinh học của một số dòng, giống xoài đang được trồng phổ biến ở Bắc Giang. Những
tồn tại, những hạn chế trong sản xuất xoài của tỉnh cần phải khắc phục. Bước đầu xác
2
định được những giống xoài phù hợp với điều kiện sinh thái của tỉnh và một số biện
pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất xoài, để có thể trồng xoài trong cơ cấu cây ăn
quả, góp phần đa dạng sản phẩm quả hàng hóa và bảo vệ tài nguyên đất dốc của Bắc
Giang.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là các giống xoài địa
phương và các dòng, giống xoài nhập nội đã và chưa qua tuyển chọn đang được trồng
phổ biến ở tỉnh. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội của tỉnh có liên quan đến phát
triển sản xuất xoài. Phạm vi nghiên cứu: Các huyện đại diện cho vùng núi: Lục Nam,
Sơn Động, Yên Thế. Các huyện đại diện cho vùng trung du: Việt Yên, Lạng Giang,
Tân Yên. Thời gian nghiên cứu: từ năm 2002 đến năm 2005.
Tính mới của luận án: Đề tài đánh giá được thực trạng sản xuất xoài, những
khó khăn cần khắc phục trong sản xuất xoài ở Bắc Giang là mưa phùn ẩm độ không
khí cao và nhiệt độ hơi thấp trong tháng 2 và 3. Nghiên cứu được đặc điểm nông sinh
học của 10 dòng, giống xoài đang được trồng phổ biến ở tỉnh, đánh giá được 4 giống
có nhiều ưu điểm hơn về chất lượng là GL1, GL2, GL6 và BG1. Nghiên cứu được đặc
điểm phân bố bộ rễ của một số giống xoài trồng trên đất bằng và bộ rễ xoài GL1
trồng trên đất bằng và đất dốc. Đánh giá được tình hình sinh trưởng ra hoa đậu quả
của 7 dòng, giống xoài trong điều kiện tự nhiên ở Việt Yên - Bắc Giang, lựa chọn
được 2 giống xoài là GL6 và GL2 có đợt hoa nở vào tháng 4 - 6 có ý nghĩa trong sản
xuất ở Bắc Giang. Đề xuất được một số biện pháp kỹ thuật góp phần nâng cao năng
suất xoài để có thể trồng xoài trong cơ cấu cây ăn quả, góp phần bảo vệ tài nguyên đất
dốc của tỉnh Bắc Giang
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 342
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 516
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 289
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 478
⬇ Lượt tải: 16