Mã tài liệu: 215988
Số trang: 14
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 316 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Đước (Rhizhophora apiculata Bl) là loài cây gỗ chủ yếu trong
rừng ngập mặn. Đây là loài cây có nhiều giá trị trong việc cung cấp sản
phẩm gỗ, củi, và bảo vệ bờ biển, cung cấp nơi cư trú cho nhiều loài sinh
vật biển. Các nước trên thế giới và ở Việt Nam đang quan tâm trồng, bảo
vệ và sử dụng bền vững rừng Đước ở vùng ven biển.
Tỉa thưa có vai trò quan trọng trong kinh doanh rừng Đước.Tỉa thưa là
biện pháp chọn lọc loại bỏ những cây xấu, nuôi dưỡng những cây sinh
trưởng tốt, nâng cao năng suất rừng, cải thiện tình trạng sâu bệnh hại rừng,
làm tăng hiệu quả của các hoạt động lâm ngư kết hợp. Tỉa thưa cung cấp
sản phẩm gỗ, củi, nâng cao thu nhập cho người trồng rừng, góp phần quan
trọng vào quá trình phát triển bền vững ở vùng ven biển.
Những kết quả nghiên cứu trước đây và những quy định hiện hành về
phân loại và tỉa thưa rừng Đước còn nhiều khiếm khuyết. Chẳng hạn như
chưa quan tâm đầy đủ đến yếu tố cấp đất, về sự phân hóa và đào thải tự
nhiên trong quần thụ, về mật độ tối ưu của quần thụ và các phương thức
tỉa thưa nên đã hạn chế hiệu quả kinh doanh rừng Đước, làm cho các nhà
đầu tư chưa quan tâm đến các dự án trồng rừng Đước ở vùng ven biển. Do
đó, việc nghiên cứu đầy đủ những yếu tố làm cơ sở khoa học cho tỉa thưa
rừng Đước trồng ở vùng ven biển Nam bộ là rất cần thiết.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài nghiên cứu làm sáng tỏ các quy luật sinh trưởng của cây cá thể
và những đặc điểm phân hóa, đào thải tự nhiên của rừng Đước làm cơ sở
để đề xuất các chỉ tiêu kỹ thuật cho tỉa thưa rừng Đước trồng ở vùng ven
biển Nam bộ.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài giúp các nhà quản lý đưa ra những
quy phạm kỹ thuật tỉa thưa, nuôi dưỡng và kinh doanh rừng Đước một
cách khoa học, giúp người trồng rừng điều chỉnh hoạt động nuôi dưỡng
2
rừng nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, giúp nhà đầu tư dự đoán trữ lượng và
hiệu quả kinh tế của kinh doanh rừng Đước.
1.3. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
(1) Rừng Đước trồng ở vùng ven biển Nam bộ thuộc ba cấp đất. Ranh
giới của các cấp đất được xác định bằng các phương trình sinh trưởng
chiều cao bình quân của tầng cây trội (H0). Tại tuổi cơ sở 20 năm, chiều
cao bình quân của tầng cây trội (H0) ở cấp đất I là 17,5 mét, cấp đất II là
14,5mét, cấp đất III là 11,5 mét.
(2) Lượng tăng trưởng hàng năm của cây Đước, mức độ phân hóa và
đào thải tự nhiên của rừng Đước giảm dần từ cấp đất I đến cấp đất III.
Tuổi cây có lượng tăng trưởng hàng năm đạt giá trị cực đại ở cấp đất I đến
sớm hơn so với cấp đất II và cấp đất III. Chu kỳ kinh doanh của rừng
Đước trồng là 25 năm.
(3) Các quy luật sinh trưởng của cây Đước và quá trình phân hóa, đào
thải tự nhiên của rừng Đước là những yếu tố cơ sở để xác định các chỉ tiêu
kỹ thuật tỉa thưa rừng Đước trồng trên các cấp đất. Cấp đất I, tỉa thưa ba
lần, vào lúc 8 tuổi, 14 tuổi và 20 tuổi, số cây nuôi dưỡng sau mỗi lần tỉa
thưa là 3030 cây/ha, 2346 cây/ha và 2087 cây/ha. Cấp đất II, tỉa thưa hai
lần vào lúc 9 tuổi và 17 tuổi, số cây nuôi dưỡng là 3172 cây/ha sau lần tỉa
thưa thứ nhất và 2312 cây/ha sau lần tỉa thưa thứ hai. Cấp đất III, tỉa thưa
hai lần vào lúc 10 tuổi và 20 tuổi, số cây nuôi dưỡng sau lần tỉa thứ nhất là
3462 cây/ha và 2572 cây/ha sau lần tỉa thứ hai
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 663
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16