Mã tài liệu: 215984
Số trang: 27
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 696 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
1. Tính cấp thiết của đề tài
Keo tai tượng (Acacia mangium Wild.) là loài có biên độ sinh thái
rộng, có thể mọc được ở những nơi đất có độ pH thấp, nghèo dinh dưỡng,
có khả năng cạnh tranh với nhiều loài cỏ dại như cỏ tranh, ít bị sâu bệnh,
có khả năng chống chịu thời tiết không thuận lợi.
Ở Việt Nam, Keo tai tượng là một trong ba loài keo được trồng phổ
biến ở cả rừng phòng hộ và sản xuất, theo thống kê đến năm 2006 diện tích
rừng trồng Keo tai tượng đạt khoảng trên 200 nghìn ha.
Hàng năm, hàng chục nghìn ha Keo tai tượng được khai thác và trồng
lại chính bằng cây con Keo tai tượng cho những luân kỳ tiếp theo. Việc tái
lập rừng sau khai thác luân kỳ 2 chủ yếu trồng mới bằng cây con có bầu.
Trên thực tế, một số chủ rừng ở các địa phương đã tạo rừng bằng
phương pháp xúc tiến tái sinh sau khai thác. Tuy nhiên, cho đến nay, hầu
hết các trường hợp được thực hiện tự phát với mục đích thăm dò, ở quy mô
nhỏ. Các công trình nghiên cứu trước đây cũng chỉ mới tập trung vào
nghiên cứu và đánh giá khả năng tái sinh và sinh trưởng của rừng tái sinh
trong giai đoạn đầu. Đồng thời, các nghiên cứu xúc tiến tái sinh tự nhiên
Keo lá tràm và Keo tai tượng mới được thực hiện ở các tỉnh phía Nam (chủ
yếu là Đông Nam bộ) mà chưa có nghiên cứu ở các tỉnh phía Bắc. Bên
cạnh đó hiệu quả kinh tế của việc tạo rừng bằng xúc tiến tái sinh sau khai
thác cũng chưa được đánh giá. Tất cả những vấn đề nêu trên cho thấy cần
thiết có những nghiên cứu nhằm giải quyết 3 vấn đề cơ bản sau: (i) Biện
pháp kỹ thuật nào là hợp lý; (ii) Hiệu quả kinh tế của việc tạo rừng Keo tai
tượng bằng cách xúc tiến tái sinh như thế nào; (iii) Điều kiện nào áp dụng
là phù hợp. Vì thế, đề tài “Nghiên cứu một số cơ sở khoa học xúc tiến tái
sinh tự nhiên Keo tai tượng (Acacia mangium Wild.) tại các tỉnh miền
núi phía Bắc Việt Nam” đặt ra là rất cần thiết.
2. Mục tiêu của đề tài
ã Về mặt lý luận: Xác định được một số cơ sở khoa học của quá trình
tái sinh tự nhiên Keo tai tượng.
ã Về mặt thực tiễn: (i) Góp phần hoàn thiện các biện pháp kỹ thuật xúc
tiến và nuôi dưỡng rừng Keo tai tượng tái sinh tự nhiên sau khai thác
trắng; (ii) Cung cấp thông tin cho các tổ chức, đơn vị và người dân trong
việc tạo rừng Keo tai tượng bằng biện pháp xúc tiến tái sinh tự nhiên sau
khai thác trắng.
2
3. Những điểm mới của luận án
(1) Lượng hóa được một số đặc điểm sinh học cơ bản về tái sinh tự
nhiên của Keo tai tượng như thời gian ra hoa, thời gian hạt chín, chất
lượng và số lượng hạt giống ở vùng nghiên cứu.
(2) Xác định một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong việc xúc tiến tái
sinh tự nhiên rừng Keo tai tựợng như: (i) Tuổi khai thác để đảm bảo tái
sinh tự nhiên tốt nhất là từ tuổi 7 trở lên; (ii) Thời điểm khai thác là khi hạt
đã chín, vào cuối mùa khô và đầu mùa mưa (vào khoảng tháng 4 - 5); (iii)
Cần tuyển chọn cây ưu trội ngay từ giai đoạn đầu khi cây tái sinh được 2 -
6 tháng tuổi; (v) Khi chăm sóc không nên tiến hành vun xới gốc khi cây tái
sinh dưới 1 năm tuổi.
(3) Bước đầu đã đánh giá được hiệu quả kinh tế rừng Keo tai tượng
xúc tiến tái sinh tự nhiên có so sánh với rừng trồng Keo tai tượng.
(4) Đã đề xuất điều kiện áp dụng xúc tiến tái sinh tự nhiên Keo tai
tượng cho rừng phòng hộ; đối với rừng sản xuất tại những nơi điều kiện
kinh tế khó khăn thiếu vốn, kỹ thuật thâm canh chưa cao, giống chưa được
cải thiện, )
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 265
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 411
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 485
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 481
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 312
⬇ Lượt tải: 16