Mã tài liệu: 300498
Số trang: 94
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 909 Kb
Chuyên mục: Vật lý
MS: LVVL-PPDH059
SỐ TRANG: 94
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
Phần I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI, đất nước chúng ta nói chung ngành giáo dục và
đào tạo (GD và ĐT) nói riêng đã cố gắng rất nhiều nhằm thay đổi thật sự bộ mặt của giáo dục Việt
Nam. Một vấn đề nổi trội trong những năm qua mà ai cũng nhận biết, đó là công cuộc thay sách giáo
khoa phổ thông một cách triệt để mà chúng ta đã làm từ những năm cuối thế kỉ XX, đến năm học
2008-2009 đã hoàn thành cơ bản. Những cuộc bồi dưỡng giáo viên hàng năm, những chủ trương đổi
mới chế độ thi cử và cuộc vận động “hai không” trong toàn ngành…. Tuy nhiên, con đường đổi mới
giáo dục của chúng ta vẫn còn dài, còn nhiều khó khăn, vất vả, đòi hỏi toàn dân, toàn ngành, đặc biệt là
đội ngũ giáo viên (GV), dù cuộc sống hàng ngày vẫn còn nhiều khó khăn, cần phải nỗ lực nhiều hơn
mới có thể hoàn thành được.
Một trong những điểm cốt lõi của việc đổi mới giáo dục là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH).
Chúng ta đã bắt đầu công việc này từ nhiều năm nay, song hầu như chỉ dừng lại ở sự nghiên cứu của
các nhà sư phạm. Việc thay đổi PPDH ở trường phổ thông vẫn còn diễn ra chậm chạp, chưa đều khắp.
Có nhiều lí do cho vấn đề này. Lí do về sự chậm đổi mới của cán bộ quản lý, lí do về cơ sở vật chất, lí
do về người học…trong đó chủ yếu vẫn là lí do của chính mỗi GV. Không nói đến những khó khăn
khách quan tồn tại, chỉ nói đến thói quen cố hữu của không ít GV, nó cũng đã cản trở rất nhiều trong
vấn đề này. Cho nên các nhà quản lí giáo dục, các nhà giáo dục vẫn phải luôn luôn hỗ trợ, nghiên cứu,
khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho GV các cấp học, các môn học để họ có thể thể hiện thật
sự sự đổi mới của mình.
Các phương pháp dạy học truyền thống không còn phù hợp với giai đọan mới. Yêu cầu của xã hội
đối với ngành giáo dục trong giai đọan mới là phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước. Do vậy mà sản phẩm của quá trình đào tạo phải là những con người có khả năng tiếp
nhận một cách nhanh chóng những thông tin ngày càng tăng trong thời đại khoa học kĩ thuật phát triển
mạnh mẽ, là những con người có óc sáng tạo, có kĩ năng thực hành tốt…Thực tế trong những năm qua
cho thấy rất nhiều sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Điều đó dẫn
đến một mâu thuẫn là: GV mới ra trường thì không có việc làm trong khi các trường học lại vẫn thiếu
GV. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên một là do việc đào tạo ở các bậc học dưới
chưa theo kịp với yêu cầu xã hội.
Do áp lực của việc thi cử còn nặng nề cho nên mục đích và động cơ của việc dạy và học chưa nhằm
phát huy tính tích cực và kĩ năng thực hành. Nếu cứ tiếp tục kéo dài tình trạng này thì liệu rằng mục
tiêu của nước ta là đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp có trở thành hiện thực?
Có thể do lượng kiến thức trong một tiết học là quá nhiều hoặc có thể do thiếu các thiết bị hỗ trợ
dạy học, dụng cụ thí nghiệm… mà việc tiến hành dạy và học trong những năm qua phần lớn là dạy một chiều, nghĩa là GV là người chủ động tổ chức việc dạy học, GV là người truyền đạt những kiến thức
cần dạy trong một tiết học cho học sinh (HS) bằng phương pháp diễn giảng, còn HS thì chỉ lắng nghe,
ghi chép, về nhà học thuộc lòng để hôm sau trả bài lấy điểm. Họ không có nhiều cơ hội tham gia vào
quá trình hình thành tri thức cho mình.Với lối tổ chức dạy học như vậy đã và đang làm giảm hứng thú
học tập và hạn chế tính tích cực của HS, dẫn đến tình trạng chán học môn vật lý ở HS trong các trường
phổ thông hiện nay.
Những kết quả nghiên cứu tâm-sinh lí của HS và điều tra xã hội học gần đây trên thế giới cũng như
ở nước ta cho thấy thanh thiếu niên có những thay đổi trong sự phát triển tâm-sinh lí. Trong học tập, họ
không thỏa mãn với vai trò của người tiếp thu thụ động, không chấp nhận các giải pháp đã có sẵn do
GV đưa ra. Ở lứa tuổi này nảy sinh nhu cầu đó là lĩnh hội tri thức một cách độc lập và phát triển kĩ
năng. Phần lớn các kiến thức vật lý ở trường phổ thông là được hình thành từ con đường thực nghiệm.
Do vậy, môn vật lý là môn học rất thuận lợi để HS phát triển những kĩ năng thực hành, phát triển khả
năng tư duy, sáng tạo thông qua các kiến thức mà GV dạy cho HS ở lớp cũng như các bài tập thí
nghiệm giao về nhà.
Theo nghị quyết số 40/2000/QH10, ngày 9 tháng 12 năm 2000 của Quốc hội khóa X về đổi mới
chương trình giáo dục phổ thông cũng đã khẳng định mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ
thông lần này là tăng cường tính thực tiễn, kĩ năng thực hành, năng lực tự học cho HS.
Quá trình đào tạo ra những con người mà có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội tương lai còn
nhiều khó khăn, cần có sự phối hợp của rất nhiều yếu tố trong đó có một phần không nhỏ là làm sao
phát huy được tính tích cực và kĩ năng thực hành của HS trong giờ học. Một trong những giờ học như
thế đó là giờ học vật lý. Là một GV dạy vật lý, đứng trước thực trạng HS chán học môn vật lý như hiện
nay, chúng tôi cũng cũng rất trăn trở và muốn làm một điều gì đó để góp phần làm thay đổi tình trạng
đó. Đó lí do mà chúng tôi thực hiện đề tài “Xây dựng một số bài giảng trong chương Quang học-vật
lý lớp 9 theo các giai đọan của phương pháp thực nghiệm nhằm phát huy tính tích cực của học
sinh”.
2. Mục tiêu thực hiện đề tài.
Nghiên cứu lí thuyết về phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lý.
Xây dựng các một số kiến thức trong chương quang học-vật lý 9 theo các giai đọan của PPTN.
Tổ chức thực nghiệm kiểm tra kết quả nghiên cứu.
3. Giả thuyết khoa học.
Có thể phối hợp một số phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học bằng ThNVL và
phương pháp làm việc của các nhà khoa học vật lý để xây dựng phương pháp dạy học thực nghiệm
(gọi tắt là phương pháp thực nghiệm) và áp dụng vào dạy một số bài học có thí nghiệm trong chương
“Quang học” – vật lý lớp 9 nhằm phát triển tư duy thực nghiệm trong vật lý.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. Nghiên cứu lí luận để xây dựng về mặt lí thuyết PPDH thực nghiệm, vận dụng phù hợp với trình
độ HS lớp 9.
Tìm hiểu tình hình dạy và học các kiến thức chương Quang học lớp 9 ở trường dân lập Ngôi
Sao.
Nghiên cứu, phân tích cấu trúc chương “Quang học” - Vật lý lớp 9 .
Nghiên cứu để thiết kế các bài giảng trong chương “Quang học” ở một số giai đọan của PPTN
sao cho phù hợp với năng lực tư duy của HS lớp 9.
Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết.
5. Đối tượng nghiên cứu.
Nội dung chương trình Vật lý chương Quang học lớp 9 .
Học sinh và giáo viên dạy VL ở trường Dân lập Ngôi Sao.
PPTN trong nghiên cứu.
Thiết kế một số bài giảng chương “Quang học” - Vật lý lớp 9 theo các giai đọan của PPTN.
Thực nghiệm sư phạm tại trường TH Dân lập Ngôi Sao TP.HCM.
6. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu Lí luận dạy học, Tâm lý học và các tài liệu cập nhật, chủ trương
chính sách của Đảng để làm cơ sở cho việc xây dựng phương pháp thực nghiệm phù hợp với trình độ
của HS THCS
Phương pháp quan sát, điều tra ngắn: nhằm thu thập thông tin về tình hình dạy học môn vật lý
ở trường THCS hiện nay, về hứng thú học tập môn vật lý của HS THCS hiện nay.
Phương pháp thống kê toán học: thống kê kết quả điều tra, bài khảo sát, bài kiểm tra (sau mỗi
bài thực nghiệm sư phạm, trước và sau đợt thực nghiệm sư phạm) của lớp đối chứng và lớp thực
nghiệm.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: tổ chức dạy học, dự giờ, quan sát, ghi chép, chụp ảnh, quay
phim, khảo sát kết quả học tập, rút kinh nghiệm giờ dạy, phân tích diễn biến quá trình thực nghiệm và
xử lý số liệu thống kê kết quả thực nghiệm.
7. Giải thích một số khái niệm chính trong công trình
Lí luận dạy học (LLDH): là một môn khoa học nghiên cứu các qui luật của việc dạy và học
nhằm giúp cho việc dạy và học đạt hiệu quả cao.
Lí luận dạy học vật lý (LLDHVL): là một môn học nghiên cứu các qui luật của việc dạy và học
môn vật lý nhằm giúp cho việc dạy và học môn vật lý đạt được hiệu quả cao.
Phương pháp dạy học tích cực: là các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của người học. Phương pháp dạy học tích cực tập trung vào người học chứ không
phải người dạy. Phương pháp dạy học khám phá: là sự kết hợp xen kẽ giữa một trong các phương pháp dạy học
với các nhiệm vụ học tập mang tính tình huống để HS giải quyết trong thời gian ngắn.
Phương pháp dạy học hợp tác hay còn gọi là dạy học theo nhóm: là phương pháp dạy học mà
trong đó GV chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, đặt ra vấn đề vấn đề cần nghiên cứu, giao nhiệm vụ và
các thành viên trong nhóm sẽ cùng nhau thảo luận, bàn bạc để đưa đến một ý kiến, kết quả thống nhất.
Phương pháp thí nghiệm: là một phương pháp dạy học trong đó có sử dụng thí nghiệm do GV
hoặc HS thực hiện để minh họa hay biểu diễn cho một kiến thức nào đó. Để phân biệt với phương pháp
thực nghiệm (sẽ giới thiệu sau), chúng tôi kí hiệu là PPThN.
Phương pháp thực nghiệm vật lý: Đây là một phương pháp làm việc của các nhà khoa học mà
thí nghiệm là phương tiện chính yếu để tìm ra kết quả.
Phương pháp dạy học theo phương pháp thực nghiệm vật lý: là một PPDH trong nhà trường
được phỏng theo phương pháp thực nghiệm của các nhà khoa học Vật lí, trong đó, sự hỗ trợ của GV là
không thể thiếu ở những khâu cần thiết để HS có thể hoàn thành nội dung học theo phong cách nghiên
cứu VL.
Trong công trình này, sau khi giới thiệu khái quát phương pháp thực nghiệm VL của các nhà
VL, chúng tôi sẽ nói đến PPDH theo phương pháp thực nghiệm VL (sẽ không còn nói đến phương
pháp thực nghiệm của các nhà VL nữa). Để ngắn gọn đồng thời phân biệt với PPThN, chúng tôi sẽ viết
tắt là PPTN.
Phương pháp thực nghiệm có giới hạn: Chúng tôi dùng từ này để nói tới việc sử dụng PPTN
trong dạy học ở THCS. Do năng lực của HS, do thời gian của tiết học mà chúng tôi chỉ dùng một hoặc
hai giai đoạn phù hợp của PPTN đối với các em để thực hiện một thí nghiệm trong bài (làm dễ hóa).
Tư duy trực giác: Đây là kết quả của một “thói quen tư duy” của những người hay sáng tạo. Có
mấy trường hợp:
. Trước một vấn đề khó khăn, trong chủ thể xuất hiện ngay lời giải (hoặc hướng đi để giải quyết
vấn đề)
. Trước nhiều lời giải, chủ thể có thể cảm nhận ngay lời giải đúng.
. Một ý tưởng phác họa ra một thí nghiệm để nghiên cứu hoặc kiểm tra vấn đề (trong sơ đồ
Razumopxki chẳng hạn).
Không có con đường hay phương pháp cho tư duy trực giác, tuy nhiên, những người hay tư duy,
hay sáng tạo thì thường có tư duy trực giác tốt. Cũng cần thấy rằng, tư duy trực giác không phải lúc
nào cũng có kết quả tốt song có điều chắc chắn rằng đó là sự mở đầu cho một công việc sáng tạo tiếp
theo.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 793
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 764
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 157
👁 Lượt xem: 715
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 154
👁 Lượt xem: 738
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 153
👁 Lượt xem: 714
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 775
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 1628
⬇ Lượt tải: 17