Mã tài liệu: 300473
Số trang: 142
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,417 Kb
Chuyên mục: Vật lý
MS: LVVL-PPDH037
SỐ TRANG: 142
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2008
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thực tế hiện nay còn một số học sinh (HS) học tập còn thụ động, chưa có
thói quen tự lực trong học tập, tiếp thu kiến thức một cách máy móc, không tự
tìm tòi phát hiện kiến thức mà chỉ trông chờ vào giáo viên (GV). Do đó xu
hướng dạy học hiện nay là “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy
sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực
hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” . Lúc đó vai trò của HS trong
học tập được nhìn nhận và đánh giá đúng đắn hơn, HS được coi là chủ thể của
hoạt động học tập. Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận vai trò của GV mà
ngược lại còn đòi hỏi cao hơn. Lúc này nhiệm vụ của GV không những là truyền
thụ tri thức mà còn là người tổ chức, điều khiển quá trình HS lĩnh hội kiến thức,
phát hiện vấn đề và thảo luận để tìm tòi kiến thức mới.
Trong thời gian qua, việc tự học được quan tâm rất nhiều như Hội nghị
ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 2, khóa VIII đã xác
địmh rõ: “Phát triển mạnh phong trào tự học - tự đào tạo thường xuyên và rộng
khắp trong toàn dân” . Ngành giáo dục đã có nhiều cách thức và bước đi thích
hợp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, tiến hành phân ban, biên soạn lại
chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp dạy học, thay đổi các hình
thức thi cử,…Toàn ngành giáo dục quyết tâm thực hiện tốt cuộc vận động: “Nói
không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Thư của Chủ
tịch nước Nguyễn Minh Triết nhân dịp khai giảng năm học mới 2006 - 2007 đã
chỉ rõ: “Hãy dạy thực chất, học thực chất, thi thực chất”. Những việc làm này đã
thay đổi chất lượng giáo dục, đẩy mạnh phong trào tự học đối với người học.
Bên cạnh đó, HS lớp 10 là lớp đầu cấp trung học phổ thông – cấp đòi hỏi
tính tích cực và tự lực học tập cao hơn so với cấp trung học cơ sở, vì do yêu cầu
về tính chất và nội dung phức tạp của kiến thức. Với mục tiêu giáo dục được đổi mới thì hiện nay câu hỏi trắc nghiệm
khách quan (CHTNKQ) được dùng để thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh vào đại
học. Ngoài ra trong các bài kiểm tra việc sử dụng CHTNKQ cũng rất phổ biến.
Việc nghiên cứu sử dụng CHTNKQ trong dạy học cũng đã được quan tâm
nhưng chưa phân tích rõ quy trình để thiết kế một câu trắc nghiệm và khi đó HS
chưa có thể chỉ rõ một số lỗi có thể sai lầm khi làm trắc nghiệm lẫn việc HS có
thể tự mình thiết kế CHTNKQ dạng bài tập. Nếu HS được chỉ rõ sẽ cảm thấy
thích thú học tập hơn, tích cực, tự lực tìm tòi kiến thức trong quá trình học tập.
Bởi lẽ đó, việc lựa chọn đề tài: “Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan nhằm phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy
học chương “Chất khí” lớp 10 ban khoa học tự nhiên” là hết sức cần thiết.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Xây dựng các CHTNKQ và sử dụng trong quá trình dạy học chương
“Chất khí” lớp 10 ban khoa học tự nhiên nhằm phát tính tích cực, tự lực của HS
trong quá trình dạy học.
Chỉ rõ HS cách phân tích câu trắc nghiệm để nhận xét được những sai lầm
hay mắc phải khi làm phần bài tập và khi đó HS có thể tự thiết kế được câu trắc
nghiệm khách quan về phần bài tập.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khách thể nghiên cứu là HS lớp 10 ban khoa học tự nhiên trong quá trình
học tập chương “Chất khí”.
Đối tượng nghiên cứu là các CHTNKQ chương “Chất khí” lớp 10 ban
khoa học tự nhiên, hoạt động của HS và hoạt động dạy của GV trong quá trình
sử dụng CHTNKQ để hướng dẫn HS học tập.
4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Trong quá trình dạy học chương “Chất khí” lớp 10 ban khoa học tự
nhiên, nếu GV sử dụng CHTNKQ một cách hợp lí sẽ phát huy được tính tích
cực, tự lực của HS trong học tập. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lí luận về phát huy tính tích cực, tự lực của HS và
CHTNKQ.
Xây dựng các CHTNKQ để dùng trong quá trình dạy học nhằm phát huy
được tính tích cực, tự lực của HS trong học tập và qua đó giúp HS có thể tự mình
thiết kế CHTNKQ về phần bài tập.
Thực nghiệm sư phạm nghiên cứu hiệu quả của đề tài.
Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm để rút ra kết luận về khả năng sử
dụng CHTNKQ đã đề xuất.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lí luận về tính tích cực, tính tự lực của HS và
CHTNKQ.
Vận dụng lí luận và thực tiễn để xây dựng các CHTNKQ để dùng trong
quá trình dạy học nhằm phát huy được tính tích cực, tự lực của HS trong học tập
và qua đó giúp HS có thể tự mình thiết kế CHTNKQ về phần bài tập.
Thực nghiệm sư phạm nghiên cứu hiệu quả đạt được thực tế của đề tài ở
chương “Chất khí” lớp 10 ban khoa học tự nhiên.
Phương pháp thống kê toán học: xử lí, thống kê, đánh giá kết quả thực
nghiệm sư phạm.
Rút ra kết luận về tính thực tiễn của đề tài.
7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài chỉ thực hiện thử nghiệm ở chương “Chất khí” lớp 10 ban khoa học
tự nhiên tại trường trung học phổ thông Cần Giuộc.
8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
KHÁCH QUAN NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC
SINH Chương 2: SỬ DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN NHẰM
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ LỰC CỦA HỌC SINH TRONG QUÁ
TRÌNH DẠY HỌC CHƯƠNG “CHẤT KHÍ” LỚP 10 BAN KHOA HỌC TỰ
NHIÊN
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 1054
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 795
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 161
👁 Lượt xem: 705
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 694
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 174
👁 Lượt xem: 797
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 157
👁 Lượt xem: 718
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 184
👁 Lượt xem: 817
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 1266
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 687
⬇ Lượt tải: 19