Mã tài liệu: 300452
Số trang: 71
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 2,842 Kb
Chuyên mục: Vật lý
MS: LVVL-PPDH016
SỐ TRANG: 71
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2008
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy, phương pháp học, cách thức kiểm tra đánh giá để phát huy tính tích
cực, chủ động, khả năng sáng tạo của học sinh là nhiệm vụ quan trọng hiện nay của ngành giáo dục
nhằm đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn
hội nhập.
Đánh giá là khâu vô cùng quan trọng trong quá trình giáo dục, dạy học, nó cung cấp những
thông tin phản hồi cần thiết cho cả giáo viên, học sinh và nhà quản lý để điều chỉnh tất cả các thành tố
còn lại của quá trình dạy học, từ việc dạy đến việc học và cách thức quản lý sao cho việc dạy và học
ngày càng đạt tới mục tiêu với chất lượng và hiệu quả ngày càng cao. Điều đó cũng có nghĩa là, nếu
đánh giá không làm tốt vai trò, chức năng của mình thì chất lượng và hiệu quả dạy và học không thể
tốt. Đánh giá của giáo viên nhằm mục đích phân loại học sinh, khuyến khích, khuyến cáo học sinh
trong quá trình học tập là rất cần thiết, tuy nhiên, nếu coi việc việc kiểm tra-đánh giá chỉ thuộc quyền
hạn và trách nhiệm của giáo viên sẽ dễ dàng đặt học sinh vào thế bị động, học sinh thiếu cơ hội để kịp
thời tự điều chỉnh kiến thức, kỹ năng, đặc biệt là phương pháp học tập của mình để việc học tập không
ngừng tiến bộ.
Tự kiểm tra-đánh giá nhằm mục đích giúp học sinh tự điều chỉnh trong quá trình học tập là
hình thức đang được sử dụng ngày càng phổ biến trong các nền giáo dục tiên tiến. Tự kiểm tra là cách
học sinh chủ động tự đánh giá mức độ mà mình đạt được các mục tiêu của chương trình học trong suốt
quá trình học tập. Kết quả tự kiểm tra là cơ sở để học sinh tự điều chỉnh kịp thời kiến thức, kỹ năng,
phương pháp học tập.
Trong thực tiễn giáo dục Việt Nam, việc kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của học sinh còn rất
nhiều hạn chế, từ hình thức, đến nội dung và chú trọng chủ yếu vào việc kiểm tra để đánh giá, phân
loại học sinh. Mục đích kiểm tra, nhất là tự kiểm tra để giúp học sinh tự điều chỉnh gần như chưa được
quan tâm thích đáng. Học sinh vì thế thường phải bị động đối phó với việc kiểm tra, thi cử, thêm vào
đó, do hình thức kiểm tra nghèo nàn, chủ yếu là tự luận nên thông tin phản hồi từ kết quả kiểm tra là
rất hạn chế và thường không đến được từng học sinh, vì thế học sinh khó có thể tự điều chỉnh việc học
tập của mình.
Với từng môn học, mục tiêu môn học là cơ sở để đưa ra những tiêu chí cho việc kiểm tra và tự
kiểm tra-đánh giá kết quả học tập. Trong lần cải cách phân ban này các môn học đã được xác định mục
tiêu khá rõ ràng từ mục tiêu kiến thức đến kỹ năng, thái độ, đó là cơ sở quan trọng không những để
giáo viên và ngành giáo dục xây dựng ngân hàng câu hỏi để kiểm tra nhằm mục đích đánh giá, xếp loại
học sinh mà còn là cơ sở để chúng ta nghĩ đến việc xây dựng ngân hàng câu hỏi giúp học sinh chủ động tự kiểm tra, tự đánh giá để kịp thời tự điều chỉnh việc học tập của mình. Cách làm này cũng góp
phần quan trọng để phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, tinh thần tự học của học sinh trong quá
trình học tập.
Với sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông, kiểm tra và tự kiểm tra –
đánh giá thông qua phương tiện máy tính, trực tuyến hoặc không trực tuyến là cơ hội để tất cả học sinh
có cơ hội tiếp cận bình đẳng với dịch vụ này. Ngoài ra, kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm khách
quan đã phổ biến từ lâu ở nhiều nước và hiện đang ngày càng được áp dụng rộng rãi ở Việt Nam. Tự
kiểm tra- đánh giá trên máy tính bằng hình thức trắc nghiệm khách quan còn là cách để học sinh chủ
động trước các kỳ kiểm tra – đánh giá chung.
Vì những lý do đã nêu tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu là:
“Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan giúp học sinh tự kiểm tra – đánh giá
kết quả học tập trên máy tính chương III & IV (thuộc chương trình vật lý 10, ban cơ bản)”.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn có mục đích nhằm :
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn trên máy tính cho chương
III & IV (thuộc chương trình Vật lý 10, ban cơ bản)
Hợp tác xây dựng phần mềm vận hành ngân hàng câu hỏi giúp học sinh chủ động tự kiểm tra-
đánh giá kết quả học tập trên máy tính
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi :
Xây dựng một phần ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm giúp học sinh tự kiểm tra-đánh giá kết quả
học tập chương III & IV (thuộc chương trình Vật lý 10, ban cơ bản)
Đối tượng nghiên cứu :
Chương trình Vật lý lớp 10 trung học phổ thông, chương III & IV (ban cơ bản).
Xây dựng phần mềm hỗ trợ đánh giá kết quả học tập.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt mục đích đề ra, đề tài có những nhiệm vụ cơ bản sau :
Nghiên cứu cơ sở lý luận về kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Nghiên cứu cơ sở lý luận về tự kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của sinh.
Nghiên cứu nội dung chương trình vật lý 10, nghiên cứu sâu chương trình, nội dung kiến thức
chương III & IV (thuộc chương trình Vật lý 10, ban cơ bản).
Xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn cho chương III & IV
(thuộc chương trình Vật lý 10, ban cơ bản).
Biên soạn thông tin phản hồi cho từng câu hỏi.
Hợp tác xây dựng phần mềm hỗ trợ tự kiểm tra-đánh giá kết quả học tập. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại một số trường trung học phổ thông nhằm điều chỉnh ngân
hàng câu hỏi (về nội dung khoa học, kỹ thuật biên soạn, độ khó của từng câu hỏi, mức độ bao
quát mục tiêu của ngân hàng câu hỏi…), xác định tính khả thi của hình thức kiểm tra – đánh giá
này, mức độ phù hợp của ngân hàng câu hỏi đối với thực tiễn và với học sinh trung học phổ
thông.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu ngân hàng câu hỏi được xây dựng đáp ứng đầy đủ các mục tiêu của chương trình Vật lý
10 hiện nay sẽ là cơ sở để học sinh tự kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của mình, giúp học sinh chủ
động trước các kỳ kiểm tra, thi cử. Việc cung cấp nguồn thông tin phản hồi cho từng câu hỏi sẽ là cơ
sở để học sinh kịp thời điều chỉnh kiến thức, kỹ năng, phương pháp học tập. Đưa ngân hàng câu hỏi lên
máy tính sẽ giúp nhiều học sinh có cơ hội tiếp cận với dịch vụ này, từ đó kết quả học tập của số đông
học sinh sẽ không ngừng tiến bộ. Việc tạo ra thói quen sử dụng tự kiểm tra-đánh giá kết quả học tập
giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác, tự lực trong học tập.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
Phương pháp điều tra
Phương pháp thống kê
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học: Đề tài nghiên cứu tổng thuật để bổ sung những hiểu biết khoa học về tự kiểm tra-
đánh giá, tự điều chỉnh .
Về thực tiễn :
Là tài liệu tham khảo cho giáo viên .
Giúp học sinh chủ động, hứng thú trong việc tự kiểm tra – đánh giá kết quả học tập .
Giúp học sinh làm quen với hình thức kiểm tra trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
Giúp học sinh được tiếp cận với hình thức kiểm tra này.
Giúp học sinh có sơ sở để tự điều chỉnh kiến thức, hành vi, thái độ, phương pháp học tập
trong suốt quá trình học tập.
Giúp học sinh nâng cao tinh thần và khả năng tự học .
Là cở sở để từng bước tiến hành việc xây dựng ngân hàng câu hỏi kiểm tra-đánh giá trực
tuyến cho chương trình Vật lý trung học phổ thông .
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 1266
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 686
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 795
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 236
👁 Lượt xem: 1101
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 167
👁 Lượt xem: 929
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 184
👁 Lượt xem: 817
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 735
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 903
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 1054
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 604
⬇ Lượt tải: 17