Mã tài liệu: 215997
Số trang: 28
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 380 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
Huyền thoại về nguồn lợi thuỷ sinh được coi là quà tặng
không giới hạn của tự nhiên đã dần biến mất, khi cả thế giới phải
đối mặt với hiện thực nguồn lợi thuỷ sản dẫu có tái tạo nhưng
ngày càng cạn kiệt. Do đó, ngày nay phát triển và bền vững là hai
từ luôn đi song hành khi nói đến ngành thủy sản hiện đại. Không
thể chỉ chú trọng đến công nghệ, kỹ thuật . để tạo ra năng suất
cao, phát triển vượt bực mà chúng ta còn cần phải quan tâm đến
quản lý ngư trường, nguồn lợi, môi trường thuỷ sinh . tạo thế bền
vững trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, tài nguyên và xã hội nghề cá.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với nghề cá quy mô nhỏ ở vùng
ven bờ biển, là nơi hầu như sự khai thác thường đã vượt quá giới
hạn cân bằng về nguồn lợi, sức tải môi trường.
Từ năm 1986, công cuộc đổi mới của đất nước đã được đặt
ra; tuy nhiên, trong bối cảnh nền kinh tế đang ở mức thấp, tình
trạng đói nghèo và sự thiếu hiểu biết của người dân còn tồn tại,
cộng với việc thiếu chuyên gia, thiếu kinh nghiệm quản lý và
thiếu sự định hướng cụ thể nên công cuộc cải tổ quản lý nghề cá
vẫn còn nhiều lúng túng, bất cập, chung chung . Do sức ép của
đời sống nghèo khó cộng thêm việc quản lý nghề cá chưa được
quan tâm đầy đủ, nên nguồn lợi thủy sản, vốn đã có dấu hiệu kém
bền vững tiếp tục bị khai thác quá mức, khai thác huỷ diệt . Nguy
cơ cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản, kéo theo tình trạng đói nghèo của
bộ phận ngư dân dựa vào nguồn lợi này là rất rõ ràng.
Nghề cá quy mô nhỏ ở Thừa Thiên Huế, cả nghề cá đầm
phá lẫn nghề cá ven bờ cũng nằm trong tình trạng trì trệ chung
như của cả nước. Trải qua nhiều thế hệ, các loại nghề khai thác
2
đã tăng gấp nhiều lần về số lượng, nhưng năng suất khai thác
ngày càng giảm khiến ngư dân đua nhau sử dụng nhiều nghề
khai thác mang tính hủy diệt như te quệu, giã, xung điện . để
mong đạt thu nhập cao hơn, làm cho nguồn lợi thủy sản ở đây
có nguy cơ bị cạn kiệt. Những năm gần đây, dù đã có rất nhiều
nỗ lực của các cơ quan quản lý thủy sản, cũng như của chính
quyền các cấp, song tiến trình quản lý vẫn chưa có chiều hướng
tốt hơn. Lực lượng cán bộ quản lý thuỷ sản, ngân sách Nhà
nước dùng trong quản lý thuỷ sản có hạn . mà khu vực quản lý
và thời gian quản lý nghề cá là “mọi nơi, mọi lúc” trên các vùng
nước, ngư trường, nên hiệu lực và hiệu quả quản lý không cao.
Vì thế, việc tìm kiếm, vận dụng phát triển những cách thức
quản lý hợp pháp mới có tính hiệu lực hơn, khả thi hơn, đỡ tốn
kém các nguồn lực và phù hợp với những điều kiện cụ thể của địa
phương là một công việc hết sức cấp thiết. Đáp ứng đòi hỏi khách
quan đó, khi thực hiện xây dựng luận án tiến sỹ tôi đã chọn đề tài:
“Nghiên cứu xây dựng mô hình quản lý dựa vào cộng đồng cho
nghề cá quy mô nhỏ tỉnh Thừa Thiên Huế” để nghiên cứu.
Mục đích Luận án này là nghiên cứu xây dựng mô hình
quản lý có hiệu quả và hiệu lực hơn, dựa vào cộng đồng những
người làm nghề cá, góp phần phát triển thuỷ sản bền vững.
Nhiệm vụ là xây dựng mô hình quản lý nghề cá quy mô nhỏ,
vừa phù hợp với thể chế pháp luật hiện nay, vừa phát huy được
các sáng kiến của những người trực tiếp sử dụng nguồn lợi, kế
thừa các phương thức quản lý truyền thống ở địa phương, cơ sở.
Yêu cầu đặt ra là vừa phải dễ thực hiện, lại vừa có tính khoa
học, tiếp thu các thành quả quản lý nghề cá của thế giới.
3
Đối tượng nghiên cứu được xác định là vấn đề quản lý
nghề cá quy mô nhỏ và phương cách quản lý dựa vào cộng
đồng với phạm vi địa bàn nghiên cứu được xác định trong tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Do giới hạn về thời gian thực hiện lẫn nguồn kinh phí
nên phạm vi triển khai thực nghiệm chỉ chọn trong một thôn
nghề cá. Tuy nhiên về mặt lý luận, Luận án thực hiện nghiên
cứu mở rộng sang toàn bộ các hệ thống thuỷ sản các vùng đầm
phá, vùng ven bờ trong tỉnh, trong nước và quốc tế.
Về mặt thời gian, luận án tập trung trong giai đoạn bắt
đầu từ cuối năm 2002 đến cuối năm 2006.
Nghiên cứu đề tài quản lý nghề cá dựa vào dân có ý
nghĩa lý luận là cụ thể hóa đường lối đổi mới của Đảng, Nhà
nước vào thực tiễn quản lý ngành thủy sản tại địa phương. Mặt
thực tiễn, Đề tài mở ra đường lối quản lý nghề cá vừa tiết kiệm
kinh phí vừa đạt hiệu lực cao hơn thông qua việc huy động
nguồn lực nhân dân, phát huy tính chủ động quản lý ở cơ sở.
Luận văn được trình bày theo cơ cấu ngoài chương mở đầu
nêu tính cấp thiết, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu cũng như những đóng góp mới về khoa học của đề tài,
thì phần nội dung chính được thể hiện trong 4 chương:
+Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
+Chương 2: Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
+Chương 3: Kết quả mô hình và thảo luận
Cuối cùng là phần kết luận gồm các kết luận và các
khuyến nghị hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 208
👁 Lượt xem: 730
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 665
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 475
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 1216
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 154
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 370
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 915
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 631
⬇ Lượt tải: 16