Mã tài liệu: 215987
Số trang: 14
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 464 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
1. Tính cấp thiết của luận án:
Chà là một trong những công cụ quan trọng trợ giúp đắc lực
cho nghề vây tập trung được các đàn cá nổi, giảm bớt thời gian, chi
phí đi lại tìm kiếm đàn cá. Việc nghiên cứu ứng dụng chà trong nghề
vây đã được nhiều nước trên thế giới triển khai và thu được nhiều kết
quả khả quan, có nước đã thật sự tạo được bước ngoặc trong lịch sử
phát triển nghề cá của mình. Đối với Việt Nam, chà đã được ngư dân
ứng dụng vào khai thác cá từ khá lâu và liên tục tồn tại cho đến ngày
nay. Đặc biệt đối với các thuyền khai thác nghề vây của tỉnh Bình
Thuận, chà sử dụng rất phổ biến và là công cụ không thể thiếu được
nhằm nâng cao hiệu quả khai thác trên biển. Tại tỉnh Bình Thuận,
sản lượng khai thác của nghề vây hàng năm đạt từ 45.000 – 60.000
tấn, chiếm khoảng (30 ÷ 40) % tổng sản lượng khai thác hải sản toàn
tỉnh. Đối tượng khai thác của nghề vây chủ yếu là các loài cá nổi
như: Nục, Bạc má, Ngân, Trích, Chỉ vàng,
Mặc dù chà có tầm quan trọng và được ngư dân sử dụng
trong thời gian dài để khai thác cá, nhưng cho đến nay, những hiểu
biết về sử dụng chà trong khai thác cá hầu hết đều dựa vào tập quán,
kinh nghiệm, thói quen của từng cá nhân trong quá trình đánh bắt
nên trong thực tế có nhiều quan điểm rất khác nhau về sử dụng chà.
Hàng năm, tại vùng biển của tỉnh Bình Thuận đã có một số lượng lớn
chà thả ra nhưng hiệu quả tập trung cá kém, gây lãng phí thời gian,
công sức, tiền của cho việc thả chà và khai thác cá. Chính vì vậy việc
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự tập trung của cá tại chà cố
định là đòi hỏi bức thiết của thực tiễn sản xuất và của giới khoa học
nghề cá.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
1
- Xác định các mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của một số
yếu tố tự nhiên, môi trường, cấu tạo chà đến sự tập trung của cá tại
chà cố định sử dụng trong nghề vây xa bờ tỉnh Bình Thuận.
- Đề xuất những giải pháp xác định vị trí thả chà và thiết lập
cấu tạo chà thích hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng chà trong nghề
vây xa bờ tỉnh Bình Thuận.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Một số các yếu tố về điều kiện tự nhiên, môi trường vùng biển
và đặc điểm cấu trúc chà (nhiệt độ nước biển, tốc độ dòng chảy, độ
sâu, chất đáy, địa hình đáy, động thực vật phù du,vật liệu chà, số
lượng tàu dừa, thời gian sử dụng vị trí thả chà, mức độ bổ sung
chà., .) có quan hệ với sự tập trung của các đối tượng cá nổi nhỏ
khai thác tại chà cố định (cá Nục, Chỉ vàng, Bạc má, Chim, )
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Vùng biển thả chà tỉnh Bình Thuận có độ sâu từ (18- 80) m.
- Chà cố định sử dụng trong nghề vây
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 140
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 524
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 546
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 464
⬇ Lượt tải: 16