Mã tài liệu: 215996
Số trang: 26
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 265 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
1. Tính cấp thiết của đề tài
Diện tích chè ở Lâm Đồng và vùng chè Tây Nguyên luôn được
mở rộng và đến nay đã đạt trên 26.441 ha chiếm 21,71% diện tích chè
cả nước (Nguyễn Văn Tạo, 2006). Song năng suất chè búp tươi ở Lâm
Đồng còn thấp, ước khoảng 70,01 tấn /ha. Năng suất chè Lâm Đồng
hiện tại thuộc loại thấp, nếu so sánh một số vùng trồng chè trong nước
và các nước trồng chè trên thế giới: Malaysia 10,30 tấn/ha; Inđônesia
9,00 tấn/ha; Ấn Độ, Srilanca; Nhật Bản 8,00 – 9,50 tấn/ha; Kênya
13,70 tấn/ha; Công ty chè Mộc Châu (Sơn La) 15tấn/ha; Công ty liên
doanh chè Phú Đa (Phú Thọ) 14,50 tấn/ha (Hiệp hội chè Việt Nam,
2004).
Tỉnh Lâm Đồng có diện tích đất tự nhiên 976.478 ha, địa hình
chia cắt phức tạp, đã chi phối mạnh tới việc hình thành các tiểu vùng
có điều kiện tự nhiên khác biệt. Vì thế việc đầu tư nghiên cứu phân
chia các tiểu vùng; xác định nhóm giống chè có năng suất, chất lượng
cao; nghiên cứu phương pháp nhân giống có hiệu quả; xây dựng hoàn
thiện quy trình thâm canh giống chè để đạt năng suất cao, chất lượng
tốt, có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay cho ngành chè Việt
Nam nói chung, ngành chè Lâm Đồng nói riêng.
Bởi những căn cứ nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài:”Nghiên cứu xác định giống, hoàn thiện quy trình công nghệ nhân
và thâm canh giống chè đạt năng suất cao, chất lượng tốt cho vùng
Lâm Đồng”.
2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Xác định được các tiểu vùng sinh thái thích hợp để phát triển bền
vững vùng nguyên liệu chè của tỉnh Lâm Đồng; Xác định nhóm giống
2
chè có năng suất cao, chất lượng tốt phù hợp với điều kiện sinh thái
vùng Lâm Đồng; Nghiên cứu tạo ra ưu thế cây chè ghép về chất lượng,
khả năng chịu hạn giai đoạn kiến thiết cơ bản; Nghiên cứu mô hình
thâm canh tổng hợp; Kết quả nghiên cứu của đề tài là những tài liệu
khoa học có giá trị phục vụ cho nghiên cứu khoa học, giảng dạy, nhân
giống vô tính bằng phương pháp ghép chè.
2.2.Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Làm cơ sở xây dựng, quy hoạch phát triển các vùng chè thích hợp
tại Lâm Đồng; Cải thiện khả năng chịu hạn, tính thích ứng các giống
chè chất lượng cao bằng phương pháp ghép để phát triển tốt ở những
vùng trồng chè khô hạn của Lâm Đồng; Ứng dụng quy trình thâm canh
hợp lý sẽ tạo sản phẩm chè an toàn, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh
tranh của sản phẩm xuất khẩu chè Lâm Đồng.
3. Mục đích yêu cầu của đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Phân tiểu vùng khí hậu, đất trồng chè thích hợp, xác định giống,
các biện pháp nhân giống và kỹ thuật thâm canh thích hợp để nâng cao
năng suất, phẩm chất, góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất chè
vùng Lâm Đồng.
3.2. Yêu cầu đề tài
Phân loại các tiểu vùng sinh thái thích hợp cho vùng chè Lâm
Đồng. Xác định giống chè có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp
với sinh thái vùng Lâm Đồng. Xác định được kỹ thuật nhân giống chè
ghép tối ưu, hiệu quả nhất, được thực tế sản xuất chấp nhận; Xây dựng
được quy trình tạo cây chè con bằng phương pháp ghép; Hoàn thiện
quy trình thâm canh giống chè đạt năng suất cao, chất lượng tốt
khuyến cáo áp dụng cho vùng Lâm Đồng.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
3
Các giống chè địa phương: TB 14, LĐ 97, LĐP1, PH1. Các giống
chè nhập nội: Kim Tuyên, Ngọc Thúy, Tứ Qúy, Ô long Thanh Tâm,
Hoa Nhật Kim, Phúc Vân Tiên, Hùng Đỉnh Bạch, Thiết Bảo Trà,
PT95, Yabukita. Cây chè con: Cây chè con ươm hạt giống Shan, giống
Trung Du.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại Trung Tâm Nghiên cứu và Chuyển
giao Kỹ thuật cây công nghiệp & cây ăn quả Lâm đồng và các địa
phương trồng chè trọng điểm ở Lâm Đồng, Bảo Lâm, Bảo Lộc, Di
Linh, Lâm Hà, Đà Lạt.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Trên cơ sở phân vùng, xác định các tiểu vùng thích hợp trồng
chè ở Lâm Đồng nhằm khai thác tiềm năng khí hậu đất đai.
- Lần đầu tiên sau 40 năm, từ năm 1965 -2005 nghiên cứu hoàn
chỉnh một giống chè mới có năng suất cao chất lượng tốt cho vùng
Lâm Đồng, tham gia Hội thi đạt giải cao -Huy chương vàng.
- Giống chè mới chọn tạo không chỉ thích ứng với vùng sinh thái
Lâm Đồng mà còn thích ứng rộng rãi các vùng sinh thái ở Tây nguyên,
đặc biệt là một trong những giống chè chủ lực phát triển với quy mô
lớn ở tỉnh Nghệ An hiện nay và trong những năm tới.
- Đã nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật tạo cây chè ghép
có năng suất phẩm cấp cao, trồng phù hợp với điều kiện đất dốc, đất
không có khả năng tưới, kết quả nghiên cứu không chỉ ứng dụng ở Việt
Nam mà còn có thể ứng dụng ở các nước trồng chè trên thế giới.
- Đã nghiên cứu bổ sung và hoàn thiện quy trình thâm canh chè
đạt năng suất, chất lượng cao cho vùng Lâm Đồng, lần đầu tiên công
bố nghiên cứu về kim loại nặng trên chè Lâm Đồng; Xác định kỹ thuật
đốn chè tỷ lệ cành chừa phù hợp, giúp cây chè sau đốn có bộ khung
tán mạnh tạo tiền đề cho năng suất cao
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 488
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 736
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 211
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 1216
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 369
⬇ Lượt tải: 16