Mã tài liệu: 215981
Số trang: 208
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 4,779 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Cây điều (Anacardium occidentale L.) là cây công nghiệp lâu năm có
giá trị kinh tế cao, chịu hạn tốt và có thể sinh trưởng, phát triển được trên
nhiều loại đất khác nhau từ đất thịt vùng đồng bằng, đất phù sa ven sông, đất
đỏ bazan vùng núi, đất xám bạc màu đặc biệt điều sinh trưởng, phát triển được
trên đất cát trắng ven biển, đất đồi núi sỏi đá. Do có đặc tính dễ trồng, cần ít
vốn đầu tư, kỹ thuật trồng, chăm sóc thu hoạch, bảo quản tương đối đơn giản,
việc tiêu thụ sản phẩm dễ dàng gần gủi với tập quán sản xuất, phù hợp với
điều kiện kinh tế của người nông dân nên cây điều có mặt ở hầu hết các tỉnh
Nam bộ, Tây Nguyên và Nam Trung bộ, hàng năm đem lại việc làm và nguồn
thu nhập đáng kể cho người trồng.
ở các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình cây điều đã có
mặt khoảng 15 năm nay nhưng với số lượng không đáng kể, chủ yếu là điều
thực sinh được người dân lấy hạt từ các tỉnh phía Nam đem về trồng với mục
đích làm bóng mát là chính. Việc nghiên cứu điều ở các tỉnh này chưa được
các cơ quan có thẩm quyền quan tâm. Vì vậy cho đến nay chúng ta vẫn chưa
biết được điều kiện tự nhiên các tỉnh trên có thích hợp với cây điều nói chung
hoặc với một số dòng, giống điều cụ thể nào đó hay không, hơn nữa kỹ thuật
canh tác điều (kỹ thuật trồng, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh) như
thế nào vẫn chưa xác định. Trong khi đó diện tích đất hoang hoá của các tỉnh
Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình khá lớn (gần 800.000 ha) chủ yếu
là đất cát trắng và đất đồi núi trọc, khô hạn, nghèo dinh dưỡng. Đây là tiềm
năng đất đai dồi dào mà từ trước đến nay chưa được khai thác. Việc đưa cây
điều vào trồng trên diện tích đất cát, đất đồi hoang hoá này có được không,
điều kiện khí hậu, thời tiết của các tỉnh này có phù hợp với sinh trưởng, phát
triển của cây điều hay không, trồng dòng, giống điều nào, kỹ thuật ra sao, đây
là những câu hỏi cần được giải đáp.
2
Nhìn chung các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình nông
nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ yếu, nhưng vẫn mang đặc thù của nền sản
xuất nhỏ, phân tán. Sản xuất hàng hoá đã được hình thành nhưng với qui mô
nhỏ và manh mún, hiệu qủa kinh tế thấp. Trình trạng độc canh tập trung đầu
tư thâm canh vào cây lúa nước, buông lỏng các loại cây trồng khác là nguyên
nhân làm cho đời sống của nông dân gặp nhiều khó khăn. Trong những năm
gần đây do đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất
hàng hoá, sản xuất nông lâm nghiệp của vùng đã có những bước tiến bộ đáng
kể. Một số loài cây công nghiệp, cây ăn quả được trồng với diện tích tập trung
hoặc phân tán trong vườn hộ nhưng chưa nhiều. Các loài cây lâm nghiệp như
keo lá tràm, bạch đàn, phi lao đã được trồng trên vùng đất cát và đất đồi nhưng
chỉ mang ý nghĩa phòng hộ che phủ đất, chắn gió là chính còn hiệu quả kinh
tế thu lại không đáng kể.
Việc tìm ra một loài cây trồng đa dụng, phù hợp với khí hậu đất đai, tập
quán canh tác và có giá trị kinh tế, ổn định là một định hướng quan trọng
trong chiến lược phát triển kinh tế vùng. Từ thực tế trên chúng tôi thực hiện đề
tài “Nghiên cứu khả năng thích nghi của cây điều (Anacardium occidentale
L.) đối với khí hậu, đất đai các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-
Huế”. Đề tài có ý nghĩa thiết thực và cấp thiết, nhằm xem xét vị trí của cây
điều trên địa bàn các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình, góp
phần phục vụ chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng trên địa
bàn một số tỉnh phía Nam của Bắc Trung bộ.
Xuất phát từ thực tế trên, quán triệt tinh thần nghị quyết Trung ương 5 và
Quyết định số 120/1999/QĐ-TTg, ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn đã triển khai mạnh mẽ chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cơ
3
sở đảm bảo an toàn lương thực. Chuyển mạnh những vùng sản xuất lúa, màu
gặp nhiều khó khăn, kém hiệu quả sang sản xuất những loại cây trồng có giá
trị kinh tế cao theo hướng sản xuất hàng hoá mà trọng tâm là cây ăn quả, cây
công nghiệp, trong đó cây điều đóng vai trò quan trọng (Bộ NN&PTNT, 2005)
. Quyết định số 39/2007/QĐ-BNN, ngày 02/5/2007 phê duyệt qui hoạch
phát triển ngành điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 nêu rõ
“Phát triển sản xuất, chế biến điều trong thời gian tới phải đảm bảo khai thác
tốt nhất ba lợi ích: kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường, phù hợp với qui hoạch
chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp cả nước” (Bộ
NN&PTNT, 2007) .
Để thực hiện chủ trương trên, vấn đề đặt ra là tìm những dòng điều thích
nghi, tránh được những yếu tố bất lợi của thời tiết và trồng điều với biện pháp
kỹ thuật như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất, phù hợp với điều kiện đất
đai, khí hậu, tập quán canh tác và điều kiện kinh tế-xã hội của vùng. Điều là
loài cây trồng có nhiều triển vọng trong việc sử dụng hàng trăm nghìn ha đất
cát dọc ven biển và đất trống, đồi trọc hoang hoá, tạo công ăn việc làm ổn
định cho hàng nghìn lao động, góp phần xoá đói giảm nghèo, cải thiện cuộc
sống cho người dân trong vùng (Hoàng Sĩ Khải và ctv, 1991) .
2. Mục đích của đề tài
- Xác định ảnh hưởng của đất, khí hậu đến sinh truởng, phát triển của cây
điều ở các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình.
- Chọn được 2-3 dòng điều có năng suất, chất lượng cao, thích nghi với
điều kiện sinh thái các tỉnh trên.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác điều thích hợp.
4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những dòng điều triển vọng được
Viện khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển,
sưu tập từ các vùng trồng điều trọng điểm trong cả nước và di thực trồng tại ba
tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình.
- Đất đai, khí hậu thời tiết tại các vùng trồng điều.
- Tác động của một số yếu tố kỹ thuật (Phân bón, tưới nước, che phủ, sâu
bệnh và thuốc bảo vệ thực vật) đối với cây điều.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng thích nghi của cây điều đối với một
số yếu tố đất đai, khí hậu chủ yếu có liên quan đến sinh trưởng và năng suất
như loại đất, nhiệt độ, ẩm độ không khí, chế độ mưa, chế độ ánh sáng và gió
bão các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và Quảng Bình. Nghiên cứu một số
biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm nâng cao năng suất điều.
4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu sự thích nghi của cây điều trên vùng đất mới.
- Xác định ảnh hưởng một số yếu tố khí hậu, đất đai đến sinh trưởng, ra
hoa đậu quả và năng suất điều ở các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Trị và
Quảng Bình, làm cơ sở khoa học để phát triển cây điều tại vùng này.
- Cung cấp các dữ liệu về sinh trưởng, ra hoa đậu quả, năng suất của cây
điều nói chung và một số dòng điều mới tại các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng
Trị và Quảng Bình làm cơ sở cho công tác chọn giống điều và các biện pháp
kỹ thuật thích hợp.
5
4.2. ý nghĩa thực tiễn
- Đưa ra sản suất những dòng điều triển vọng, sinh trưởng, phát triển tốt
có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu ở một số tỉnh phía Nam của Bắc
Trung bộ.
- Xây dựng được hệ thống biện pháp kỹ thuật canh tác điều phù hợp với
điều kiện tự nhiên:
+ Kỹ thuật tưới nước.
+ Kỹ thuật che phủ, giữ ẩm.
+ Tỷ lệ và liều lượng NPK phù hợp.
+ Kỹ thuật sử dụng thuốc phòng trừ sâu bệnh hại.
- Góp phần sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên đất đai, tạo công ăn
việc làm, thu nhập cho người dân trong vùng trồng điều
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 664
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 629
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 405
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 671
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 208
👁 Lượt xem: 730
⬇ Lượt tải: 16