Mã tài liệu: 300462
Số trang: 77
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 3,162 Kb
Chuyên mục: Vật lý
MS: LVVL-PPDH024
SỐ TRANG: 77
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2009
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển cực kỳ nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin-truyền thông (CNTT&TT) và sự phát triển của khoa học giáo dục, việc nghiên cứu đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích hợp công nghệ vào dạy học đã và đang được quan tâm đặc biệt ở
mọi quốc gia trên thế giới nhằm kết hợp và phát huy được tính ưu việt của công nghệ hiện đại vào
trong giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học bằng CNTT&TT cũng là một chủ đề lớn được Unesco
chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, Unesco dự đoán sẽ
có sự thay đổi nền giáo dục trên thế giới một cách căn bản do ảnh hưởng của CNTT&TT trong những
năm tới.
Đối với nước ta, việc sử dụng CNTT&TT trong dạy học cũng đã và đang là vấn đề mang tính
thời sự. Đã có nhiều công trình của các tác giả đã công bố cũng như nhiều cuộc hội thảo về sử dụng
CNTT&TT trong dạy học ở trường phổ thông, được tổ chức với những quy mô khác nhau ở nhiều nơi
như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Vinh, Huế, Đồng Nai…và theo đánh giá ban đầu về hiệu quả của
việc sử dụng CNTT&TT trong dạy học ở một số trường THPT … thì việc ứng dụng CNTT&TT vào
trong giảng dạy đã chứng tỏ ưu thế của nó. Do đó nghiên cứu triển khai việc ứng dụng CNTT&TT vào
dạy học đang là hướng đi đúng đắn. Vai trò và vị trí to lớn của CNTT&TT đối với quá trình đổi mới
phương pháp dạy học bộ môn ở nước ta ngày càng được khẳng định.
Cho dù vậy, ở nhiều trường phổ thông hiện nay dạy học vẫn trung thành với lối truyền thụ kiến
thức một chiều kiểu truyền thống do nhiều nguyên nhân, cả khách quan lẫn chủ quan từ phía GV: cơ sở
vật chất, hạ tầng CNTT&TT trường học chưa đáp ứng được yêu cầu, chương trình dạy học nặng nề, thi
cử chậm đổi mới, vẫn nặng về kiến thức, mặt bằng trình độ tin học của GV còn rất yếu, hạn chế về
ngoại ngữ, thiếu hụt tài nguyên số cho việc tích hợp đa phương tiện vào dạy học, kiến thức và kỹ năng
cần thiết để ứng dụng CNTT&TT vào dạy học, thiếu thời gian đầu tư cho việc ứng dụng .... Tất cả đưa
đến tâm lý ngại tìm hiểu học hỏi để ứng dụng CNTT&TT ở nhiều GV. So với phương pháp dạy truyền
thống thì việc sử dụng đa phương tiện (multimedia) trong công nghệ giảng dạy đòi hỏi khá nhiều thời
gian, trí tuệ của GV. Trong hoàn cảnh hiện nay chỉ có những người có tâm huyết với việc đổi mới
phương pháp giảng dạy mới thật sự quan tâm đến các vấn đề này. Nếu không, phương pháp giảng dạy
theo truyền thống vẫn được các nhà trường chấp nhận mà thầy giáo không mất gì nhiều thời gian và
công sức để hình thành lối dạy mới và mọi việc lại cứ tiến triển như thời gian đã qua. Đây rõ ràng là
những trở ngại lớn cho công cuộc đổi mới giáo dục. Sự đổi mới sẽ không thể diễn ra như mong đợi
của các cấp quản lý giáo dục và cũng không thể mang lại kết quả tốt một cách thực sự nếu không có sự
hợp tác tích cực của cộng đồng GV do thiếu hụt nhiều điều kiện cơ bản nhất. Trong các khó khăn trên, khó khăn về cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT &TT cho giáo dục mặc dù là
lớn nhưng đã có giái pháp khắc phục: nhà nước tăng dần mức đầu tư để không ngừng nâng cao, hoàn
thiện và hiện đại hoá thiết bị, công nghệ dạy học; đồng thời hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin và
truyền thông để mọi trường học đều có thể kết nối vào mạng Internet, các tập thể và xã hội cần quan
tâm hơn nữa đến những nỗ lực của GV trong việc ứng dụng CNTT&TT vào giảng dạy…
Những khó khăn chủ quan nêu trên ảnh hưởng không những đến những cố gắng của từng cá nhân
GV trong việc ứng dụng CNTT&TT vào đổi mới việc dạy và học mà còn trở ngại lớn đến cố gắng
chung của ngành là làm sao đẩy nhanh, đẩy mạnh và hiệu quả việc ứng dụng CNTT&TT để nâng cao
chất lượng giáo dục.
Hạn chế về ngoại ngữ ở số đông giáo viên là rào cản vô cùng lớn ngăn cách giáo viên với nguồn
tài nguyên số khổng lồ trên Inetrnet, trong khi nguồn tài nguyên số bằng tiếng Việt thì hiện còn rất
khan hiếm, do đó nảy sinh nhu cầu trao đổi tư liệu số, kinh nghiệm dạy học với đồng nghiệp khác.
Mặc dù phải thừa nhận rằng hiện tồn tại một nguồn tư liệu số khổng lồ và không ngừng tăng
trưởng trong cộng đồng giáo viên hiện nay đó là kết quả của những cố gắng cá nhân trong việc ứng
dụng CNTT &TT và dạy học VL như: các phần mềm chuyên dụng, giáo án điện tử, …Cho đến nay
hầu như chúng vẫn chỉ là “tài sản” riêng của mỗi giáo viên, chúng chưa được phổ biến, tình giá trị của
chúng chưa được thẩm định do chúng chưa được đánh giá chất lượng một cách khách quan.
Làm thế nào để phát huy thuận lợi, khắc phục những khó khăn cơ bản và rất chung của số đông
giáo viên để đẩy nhanh việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học vật lí? Giải pháp nào là căn cơ, khả thi?
Giả định rằng nếu có một nguồn tư liệu số đủ phong phú, đủ lớn để đáp ứng được nhu cầu của đa
số giáo viên bằng tiếng Việt hay các nguồn dữ liệu tiếng nước ngoài được đưa về một mối, được chỉ
dẫn khai thác và sử dụng bằng tiếng Việt thì đó chính là nguồn tư liệu phù hợp nhất với số đông giáo
viên hiện nay.
Làm thế nào để một cách nhanh nhất có thể đưa các nguồn tài nguyên số phục vụ dạy học vật lý
phổ thông có chất lượng và phù hợp về một mối, làm thế nào để không ngừng làm giàu và không
ngừng nâng cao chất lượng nguồn tài nguyên này là điều mà chúng tôi quan tâm.
Ta có thể hình dung ra mức độ đồ sộ và đa dạng cần thiết của nguồn dữ liệu số này do nhu cầu sử
dụng chúng là rất lớn và không ngừng tăng lên, cũng thấy ngay rằng không thể có một cá nhân hay một
tổ chức nào có thể đứng ra xây dựng toàn bộ cơ sở dữ liệu đáp ứng được mọi mong muốn và yêu cầu
ngày càng tăng của giáo viên. Rõ ràng là, một nguồn dữ liệu số như vậy thì không ai khác, chính
những GV có nhu cầu sử dụng và có khả năng tạo ra phải cùng tham gia xây dựng, vì hơn ai hết, chính
họ mới biết họ cần những gì, cần như thế nào và cần để làm gì. Sự đông đảo về lực lượng tham gia xây
dựng sẽ nhanh chóng tạo nên sự giàu có, đa dạng và sự phát triển không ngừng của nguồn tài nguyên
số. Ngược lại, nguồn tài nguyên số được tạo ra sẽ quay trở lại phục vụ cộng đồng giáo viên, sự đông đảo của lực lượng này tạo ra nguồn thông tin phản biện vô cùng quí giá để đánh giá và điều chỉnh, làm
cho nguồn tài nguyên ngày càng giá trị và chất lượng hơn.
Ý tưởng tạo ra “sân chơi” bình đẳng cho tất cả giáo viên dựa trên những thành quả trong lĩnh vực
CNTT&TT về Mạng xã hội đã dẫn dắt chúng tôi đến đề tài nghiên cứu “ XÂY DỰNG WEBSITE
‘THUVIENVATLY.COM’ HỖ TRỢ DẠY VÀ HỌC VẬT LÝ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG ” với
mong muốn sẽ là người đề xuất ý tưởng và tổ chức thực hiện để cả cộng đồng giáo viên VL và những
người quan tâm, yêu thích VL cùng chung tay góp sức tạo ra một nguồn tài nguyên số có chất lượng hỗ
trợ đổi mới dạy học vật lí để việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học VL ngày càng chất lượng và hiệu
quả.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một “sân chơi” có tính tương tác cao cho GV dưới dạng một website cộng đồng và ứng
dụng website này vào hoạt động thực tiễn nhằm thiết lập các mối quan hệ chia sẻ tài nguyên, giúp đỡ,
trao đổi kinh nghiệm trong cộng đồng GV qua đó giúp đỡ họ tiếp cận và ứng dụng CNTT&TT vào dạy
học VL.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là giáo viên và nhu cầu của họ trong việc ứng dụng CNTT&TT
trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy vật lý ở trường phổ thông.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là tìm ra giải pháp giúp cho giáo viên vượt qua những khó khăn
nội tại trong việc ứng dụng CNTT&TT vào dạy học Vật Lý ở trường phổ thông.
- Nghiên cứu nội dung cấu trúc chương trình VL THPT để:
o Thiết kế nội dung website, gần gũi với GV và HS.
o Website thực sự thành nguồn tài liệu bổ trợ, nâng cao cho công tác giảng dạy
và học tập.
- Cách thu thập và tổ chức dữ liệu thích hợp.
o Tài liệu giảng dạy, học tập
o Sách báo
o Thư viện các thí nghiệm ảo, media
- Tìm hiểu CNTT&TT hỗ trợ dạy học VL.
- Nghiên cứu nguồn mở Joomla và cách thiết kế website hỗ trợ GV ứng dụng CNTT&TT vào dạy
học VL ở trường THPT.
- Nguyên lý hoạt động của một số web 2.0 đã thành công.
- Các công cụ đánh giá Website 2.0 như Google Analytics, Alexa Ranking
6. Phạm vi nghiên cứu - Nghiên cứu cách thức xây dựng một website phù hợp với việc hỗ trợ GV dạy học toàn bộ chương
trình VL ở trường THPT
- Nghiên cứu việc sử dụng website để nâng cao việc dạy học VL ở trường phổ thông.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp thu thập tài liệu, sưu tầm, lưu trữ, phương pháp
điều tra, quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp, phương pháp thực nghiệm đánh giá.
6. Giả thuyết khoa học
Hiện nay ở nuớc ta đã một số website phục vụ cho việc giảng dạy VL ở trường THPT và đã giải
quyết được một phần khó khăn của GV về mặt kiến thức chuyên môn. Tuy vậy, một sân chơi thật sự
cho GV và HS mang tính tương tác nhiều chiều, ở đó GV trong cả nước có thể trao đổi với nhau tư liệu
giảng dạy (giáo án, sáng kiến kinh nghiệm, đề kiểm tra…), tài nguyên đa phương tiện (phần mềm mô
phỏng, phim ảnh, bài giảng điện tử …) thật sự vẫn đang còn bỏ trống. Các website hiện nay chỉ cho
phép tương tác giữa các người dùng trong diễn đàn (forum), trong đó có thể trao đổi kinh nghiệm qua
các đề tài (topic) nhưng hạn chế trao đổi tư liệu, vì thế việc tư liệu trao đổi chỉ được thực hiện manh
mún, chỉ mang tính chất cá nhân với cá nhân. Tư duy chủ yếu của các website là người chủ (admin và
cộng tác viên) tìm kiếm và đưa tài liệu, cộng đồng sử dụng nghĩa là một số ít người phục vụ cho nhiều
người. Chính vì thế mà số lượng tài nguyên vẫn không đủ đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của GV và HS
trong dạy học VL.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để tạo ra và duy trì được nguồn tư liệu dạy học thật phong phú nhằm
đáp ứng nhu cầu tích hợp đa phương tiện của GV để nâng cao chất lượng dạy học; tạo một không gian
thuận tiện để GV có thể trao đổi, giao lưu, tạo điều kiện tối đa để GV có động lực, thái độ sẵn sàng áp
dụng CNTT&TT vào công tác giảng dạy nói chung và công tác giảng dạy môn học VL nói riêng?
Những lý do trên đã cho thấy sự cần thiết cần phải xây dựng một công cụ giúp GV và HS tiếp
cận, ứng dụng CNTT&TT để nâng cao chất lượng dạy học VL tại các trường phổ thông. Sự bùng nổ
Internet và sự trợ giúp đắc lực của các công cụ tìm kiếm tạo thói quen mới trong việc tìm kiếm các tư
liệu dạy và học. Giờ đây mỗi khi cần thông tin mọi người (GV, HS, sinh viên) đều gần như có thói
quen truy cập Internet để tìm kiếm. Do đó, công cụ cần phải xây dựng đó là một website bởi vì đây là
cách nhanh nhất thông tin có thể đến được với người sử dụng. Tư tưởng chủ yếu của nó chính là sử
dụng cộng đồng phục vụ lại cộng đồng. Các tư liệu được sàng lọc từ nguồn Internet vô tận, được viết,
dịch và đưa lên website bởi chính người dùng. Tiêu chí đánh giá cũng dựa trên người dùng. Khuynh
hướng này được chứng minh có thể thành công vì đã có rất nhiều website với cách hoạt động tương tư
như thế đã thành công vượt bậc trên thế giới như: Youtube, Myspace, Wikipedia, Mapedia…
Từ những phân tích trên, tác giả đặt giả thuyết khoa học cho đề tài này là: “Nếu tạo ra được một
website cộng đồng về vật lý như một ‘sân chơi’ mang tính tương tác cao thì sân chơi này sẽ thu hút
được sự quan tâm của cộng đồng giáo viên vật lý, tăng cường chia sẻ tư liệu, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm, thông tin và phương pháp giảng dạy. Đặc biệt là sẽ tập trung được nguồn tài nguyên điện tử
rãi rác trong cộng đồng giáo viên tạo thành một kho tư liệu số đa dạng, phong phú, hữu ích, cập nhật
thường xuyên phục vụ cho dạy học vật lý ở trường phổ thông. Đối với mỗi giáo viên, website này như
một công cụ để tự đánh giá tư liệu của bản thân qua nhận xét đánh giá của đồng nghiệp trong cộng
đồng và là công cụ hữu hiệu hỗ trợ cho họ ứng dụng CNTT&TT vào dạy học vật lý một cách thuận
tiện và dễ dàng”.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Ứng dụng và hiện thực hóa ý tưởng mạng xã hội cho mảng giáo dục nói chung và ngành giảng
dạy vật lý nói riêng.
- Xây dựng được một sản phẩm giáo dục có ứng dụng công nghệ thông tin là website
thuvienvatly.com dành cho đối tượng là giáo viên dạy vật lý và học sinh học vật lý. Sản phẫm
mang tính tương tác cao là sân chơi giao tiếp, trao đổi tài nguyên, kiến thức và kinh nghiệm nhằm
nâng cao chất lượng dạy học vật lý theo hướng tăng cường ứng dụng Internet và công nghệ đa
truyền thông.
- Hình thành ở GV và HS tư duy chia sẻ với cộng đồng. Từ đây là nền tảng để tạo nguồn tư liệu số
thuần Việt cho dạy học VL, khắc phục tình trạng thiếu nguồn tài nguyên bằng tiếng Việt.
- Tạo ra giải pháp căn cơ khắc phục những trở ngại cơ bản cho những người mới tiếp cận và ứng
dụng CNTT&TT vào giảng dạy VL và từ đó dần dần tạo nên thói quen áp dụng CNTT&TT vào
dạy học. Là phương tiện hữu hiệu cho phổ biến và đẫy mạnh ứng dụng CNTT&TT vào dạy học
vật lý ở các trường phổ thông vùng sâu vùng xa.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn được cấu trúc như sau:
MỞ ĐẦU
Chương 1 : Cơ sở xây dựng thư viện số dữ liệu điện tử hổ trợ dạy và học vật lý
Phần này đề cập đến cơ sở lý luận và cơ sở khoa học- công nghệ của việc xây dựng tư liệu điện
tử.
Chương 2: Xây dựng website thuvienvatly.com
Phần này nghiên cứu xây dựng tiêu chí, mục tiêu; xác định các loại tài nguyên cần có và cách
thức tổ chức tài nguyên để xây dựng thư viện. Tiến hành xây dựng website và giới thiệu website.
Chương 3 : Thực nghiệm đánh giá kết quả
Phần này trình bày quá trình thực nghiệm và đánh giá các kết quả đạt được.
PHẦN KẾT LUẬN
PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN PHỤ LỤC
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 151
👁 Lượt xem: 692
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 152
👁 Lượt xem: 805
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 168
👁 Lượt xem: 1119
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 691
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 736
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 694
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 173
👁 Lượt xem: 848
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 161
👁 Lượt xem: 852
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 647
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 141
👁 Lượt xem: 2044
⬇ Lượt tải: 33
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 693
⬇ Lượt tải: 16