Mã tài liệu: 300481
Số trang: 122
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 6,862 Kb
Chuyên mục: Vật lý
MS: LVVL-PPDH045
SỐ TRANG: 122
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội loài người đã và đang trải qua 4 thời kỳ văn minh : nông nghiệp, công nghiệp, thông tin
và sáng tạo. Bước vào thế kỉ 21, một trong những yếu tố quan trọng để thành công về kinh tế và dần
trở thành yếu tố duy nhất chính là nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, có khả năng độc lập giải
quyết vần đề và ra quyết định. Nhiệm vụ đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu thời đại đặt
trọng trách lên vai ngành giáo dục và đào tạo. Để thực hiện nhiệm vụ ấy, ở các trường học, ngoài
việc trang bị kiến thức, kỹ năng và phương pháp chuyên môn, việc rèn luyện tư duy sáng tạo (quá
trình suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định) ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng.
Trước đây sáng tạo được xem như một yếu tố thần bí, bẩm sinh, thiên phú thì hiện nay khoa
học về sáng tạo đã đúc kết nhiều thành tựu giúp mỗi người bình thường đưa ra và thực hiện ý tưởng
mới, có ích. Trên thế giới có nhiều trường đại học và các công ty dạy và học tư duy sáng tạo như
một môn học riêng với mục đích đào tạo ra những người biết sáng tạo một cách hiệu quả.
Ở các trường học nước ta, phương pháp luận sáng tạo chưa được chú ý đúng mức trong quá
trình giáo dục và đào tạo. Việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh không được quan tâm chú ý
nhiều và được thực hiện gián tiếp thông qua việc học các môn học. Ở môn vật lý, một trong những
hoạt động giúp rèn luyện tư duy và phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh là hoạt động giải bài
tập. Tuy nhiên phương pháp suy nghĩ chủ yếu vẫn là phương pháp thử và sai, thiếu định hướng,
thiếu phương pháp khoa học gây ra sự lãng phí lớn và kém hiệu quả. Hơn nữa hệ thống bài tập vật
lý trong chương trình hầu hết là những bài toán đã được phát biểu đúng, với những dữ kiện cho sẵn
đủ gợi ý cho học sinh sử dụng một vài công thức hay định luật nào đó. Các bài tập như thế chỉ mang
tính luyện tập giúp học sinh tái hiện các kiến thức và phương pháp đã biết, không phải là bài tập
thực tế trong cuộc sống đa dạng mà các em có thể gặp. Do đó việc giải bài tập như thế chưa rèn
luyện và khơi gợi được tư duy sáng tạo cho học sinh, chưa làm học sinh hứng thú trong học tập và
thấy được ích lợi của việc học vật lý trong đời sống. Đa số học sinh và kể cả sinh viên ra trường
lúng túng khi gặp các vấn đề thực trong cuộc sống, không biết cách suy nghĩ, áp dụng kiến thức
nào, áp dụng như thế nào để giải quyết, không liên kết được kiến thức đã học vào thực tế công việc
và cuộc sống.
Để có kết quả, việc rèn luyện tư duy sáng tạo phải được thực hiện một cách thường xuyên ngay
khi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường. Học sinh phải được rèn luyện phương pháp suy nghĩ
khoa học và hiệu quả để giải quyết vấn đề. Phương pháp luận sáng tạo với hạt nhân là “lý thuyết
giải bài toán sáng chế” (theory of inventive problem solving, viết tắt từ tiếng nga chuyển sang kí tự
lating là TRIZ) do Genrikh Saulovich Altshuller (người Nga) sáng lập cung cấp cho quá trình tư
duy một công cụ hữu hiệu giúp định hướng suy nghĩ có hiệu quả cao. Đó chính là chìa khoá mở ra cho người học cánh cửa dẫn đến việc điều khiển quá trình suy nghĩ có định hướng và khoa học dẫn
đến sự sáng tạo. Bên cạnh việc dạy TRIZ như một môn học riêng, ta hoàn toàn có thể áp dụng TRIZ
vào quá trình dạy các môn học khác, chẳng hạn như vật lý để từng bước giúp định hướng và điều
khiển tư duy người học. Vì thế trong dạy học vật lý, việc áp dụng TRIZ để xây dựng hệ thống các
bài tập sáng tạo (BTST) nhằm rèn luyện cho học sinh cách suy nghĩ giải quyết vấn đề theo các thủ
thuật, quy luật của TRIZ giúp học sinh phát triển tư duy sáng tạo, gắn kết được kiến thức được học
vào các bài toán thực tế của cuộc sống.
Trong phạm vi đề tài luận văn Thạc sỹ, tôi xin đề cập đến việc vận dụng các nguyên tắc (thủ
thuật) và quy luật của TRIZ để xây dựng hệ thống các BTST tạo phần “Từ trường và cảm ứng điện
từ” và đề xuất các phương án sử dụng BTST đã xây dựng nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học
sinh.
Do đó tôi chọn đề tài : “Vận dụng TRIZ xây dựng hệ thống bài tập sáng tạo dùng cho dạy học
vật lý phần “Từ trường và cảm ứng điện từ” lớp 11 THPT, nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học
sinh.”
2. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng TRIZ xây dựng hệ thống BTST phần “Từ trường và cảm ứng điện từ” Vật lý 11 và
đề xuất phương án sử dụng trong dạy học.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 11 THPT;
- Đối tượng nghiên cứu: Quá trình dạy và học bài tập Vật lý;
4. Phạm vi nghiên cứu
- Bài tập sáng tạo dùng cho phần “ Từ trường và cảm ứng điện từ ” lớp 11 THPT.
5. Giả thuyết khoa học
- Có thể vận dụng TRIZ xây dựng hệ thống BTST phần “Từ trường và cảm ứng điện từ” đảm
bảo yêu cầu về tính khoa học, sư phạm, khả thi trong điều kiện hiện nay của trường THPT nước ta.
- Việc sử dụng TRIZ hướng dẫn HS giải BTST trong các bài học vật lý truyền thống sẽ góp phần
bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh, nâng cao chất lượng dạy học.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Tìm hiểu phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật (TRIZ).
6.2. Tìm hiểu khái niệm bài tập sáng tạo về vật lý, mối quan hệ giữa BTST và TRIZ với việc bồi
dưỡng tư duy sáng tạo cho HS trong dạy học.
6.3. Phân tích mục tiêu dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng và nghiên cứu nội dung kiến thức
chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” lớp 11 THPT. 6.4. Tìm hiểu thực tế dạy và học bài tập chương “Từ trường” và “Cảm ứng điện từ” ở một số trường
THPT TP HCM.
6.5. Vận dụng TRIZ xây dựng hệ thống các BTST môn Vật lý phần “Từ trường và cảm ứng điện từ”
lớp 11 THPT.
6.6. Đề xuất các phương án sử dụng hệ thống BTST đã xây dựng để bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho
học sinh.
6.7. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm xác định mức độ phù hợp, tính khả thi
và tính hiệu quả của dạy và học hệ thống BTST phần “Từ trường và cảm ứng điện từ”.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu tài liệu về mục tiêu dạy học vật lý trong giai đoạn hiện nay, việc rèn luyện tư duy,
năng lực sáng tạo cho học sinh.
- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp luận sáng tạo khoa học kỹ thuật (TRIZ).
- Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập (định tính và định
lượng).
7.2. Phương pháp điều tra
- Dự giờ, phiếu điều tra.
7.3. Phương pháp thực nghiệm
- Thực nghiệm Vật lý
- Thực nghiệm sư phạm
7.4. Đóng góp mới của đề tài
+ Về lý luận
- Đề tài nghiên cứu lý thuyết về phương pháp luận sáng tạo nhằm áp dụng vào việc bồi dưỡng
tư duy sáng tạo cho học sinh.
- Nghiên cứu mô hình vận dụng một số nguyên tắc của TRIZ để xây dựng BTST về vật lý
dùng bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh, trong đó sử dụng các nguyên tắc: nguyên tắc phân
nhỏ, kết hợp, đảo ngược, thay thế sơ đồ cơ học, linh động, vạn năng, chuyển sang chiều khác, sử
dụng trung gian.
- Nghiên cứu mô hình vận dụng một số nguyên tắc của TRIZ để đặt câu hỏi định hướng tư duy
cho học sinh trong việc giải bài tập nhằm bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh, trong đó sử dụng
các nguyên tắc: nguyên tắc phân nhỏ, kết hợp, đảo ngược, thay thế sơ đồ cơ học, phẩm chất cục bộ,
liên tục tác động có ích, giải thiếu hay thừa, chuyển sang chiều khác, linh động, vạn năng, dự
phòng, sử dụng trung gian, phản trọng lượng.
+ Về thực tiễn - Xây dựng hệ thống 20 BTST về vật lý phần “từ trường và cảm ứng điện từ” lớp 11 THPT.
- Đề xuất 6 phương án sử dụng BTST trong dạy học vật lý phần “ Từ trường và cảm ứng điện
từ” để bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh.
- Giúp học sinh gắn kết kiến thức đã học với việc giải quyết các bài toán thực tế, hứng thú
trong học tập vật lý.
- Giúp học sinh được tiếp cận với phương pháp luận sáng tạo (TRIZ) để nâng cao hiệu quả tư
duy sáng tạo.
8. Cấu trúc luận văn
- Mở đầu (5 trang)
- Nội dung: 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lý luận xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập sáng tạo trong dạy học vật lý ở
trường THPT theo phương pháp luận sáng tạo (TRIZ). (34 trang)
Chương 2. Xây dựng và sử dụng bài tập sáng tạo phần “Từ trường và cảm ứng điện từ” lớp
11. (47 trang)
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm. (11 trang)
- Kết luận. (2 trang)
- Tài liệu tham khảo.
- Phụ lục.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 742
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 753
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 152
👁 Lượt xem: 802
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 733
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 184
👁 Lượt xem: 815
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 902
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 229
👁 Lượt xem: 958
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 793
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 167
👁 Lượt xem: 928
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 154
👁 Lượt xem: 738
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 764
⬇ Lượt tải: 25
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 1632
⬇ Lượt tải: 29