Mã tài liệu: 300496
Số trang: 109
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,216 Kb
Chuyên mục: Vật lý
MS: LVVL-PPDH057
SỐ TRANG: 109
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2010
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
Phần 1: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì sự năng động và sáng tạo của con
người là một trong những nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại, sự phát triển nhanh hay
chậm của xã hội. Để nước ta có thể hoà nhập với sự phát triển chung của thế giới, sánh ngang với
các cường quốc năm châu đòi hỏi ngành Giáo dục và đào tạo phải có những đổi mới mạnh mẽ,
nhanh chóng để đào tạo ra những con người có đủ trình độ, năng lực sáng tạo, sự năng động, dám
nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm và khả năng hội nhập để làm chủ đất nước trong tương lai.
Nghị quyết TW 2 khoá VIII đã chỉ rõ và cụ thể: “Đổi mới mạnh mẽ PP giáo dục – đào tạo, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các
PP tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự
nghiên cứu cho HS…”
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010 (ban kèm quyết định số 201/2001/QĐ – TTg ngày
28 tháng 12 năm 2001 của thủ tướng chính phủ) ở mục 5.2 ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá PP giáo
dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động thầy giảng trò ghi sang hướng dẫn người học chủ
động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học PP tự học, tự thu nhận thông tin
một cách có hệ thống, có tư duy phân tích tổng hợp, phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng
cường tính chủ động tích cực của HS, sinh viên trong quá trình học tập,…”
Ở nước ta, trong một thời gian dài nền giáo dục tồn tại tình trạng truyền thụ một chiều thầy
đọc trò ghi. Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước đã thực hiện các chương trình đổi mới
PPDH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan hay chủ quan
nào đó mà hiệu quả đạt được chưa cao. “Khi dự xong lớp bồi dưỡng ai cũng gật gù khen PP mới là
hay nhưng về trường không áp dụng được” hay “…tình trạng dạy giỏi trong các giờ thao giảng, còn
để áp dụng đại trà thì không thể thực hiện được.”
Ở trường THPT hiện nay, việc đổi mới PP trong dạy học nói chung cũng như đổi mới PPDH
VL nói riêng đã được thực hiện ở một số nơi nhưng vẫn rơi vào các tình trạng nêu trên. Con người
trong xã hội ngày nay đòi hỏi “không phải là thâu tóm cho họ tất cả mọi tri thức mà phải coi trọng
việc dạy PP, dạy cách đi tới kiến thức của loài người, trên cơ sở đó mà tiếp tục học tập suốt đời” .
Do đó, nhiệm vụ của một người GV là phải không ngừng suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi các PP mới để
có những tiết dạy nhằm giúp cho HS có thể chiếm lĩnh được các tri thức một cách tự giác, có khả
năng suy nghĩ độc lập và có năng lực làm việc tập thể để hoà nhập với xã hội của nền tri thức mới.
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục của mình, nhiều GV cũng đã học hỏi và áp dụng các PP giảng dạy
khác nhau, lựa chọn các PP cho phù hợp với từng nội dung và đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, Chúng
tôi cũng đã quan sát thấy trong quá trình giảng dạy VL 10 THPT, nhiều GV vẫn còn sử dụng các PPDH truyền thống một cách tràn lan, không hợp lí. Chẳng hạn như khi khảo sát việc giảng dạy và
kết quả học chương “Tĩnh học vật rắn” SGK VL 10 nâng cao, chúng tôi thấy có rất nhiều vấn đề.
Đây là chương có nội dung gắn liền với thực tế, có nhiều ứng dụng rộng rãi, gần gũi trong cuộc
sống hằng ngày. Đa số GV dạy chương này chủ yếu là để HS có thể biết được “nó là như thế”. Thực
chất là sau khi học xong, các em không vận dụng được kiến thức để giải thích các hiện tượng, ví dụ
như: cân bằng, mất cân bằng, phân tích và tổng hợp lực,… khi va chạm thực tế.
Xuất phát từ vấn đề đó, chúng tôi chọn đề tài “Tích cực hoá hoạt động học tập của HS thông
qua việc tổ chức dạy học nhóm với các nội dung vận dụng thực tế - Ứng dụng vào chương Tĩnh
học vật rắn, SGK VL 10 nâng cao”.
PPDH nhóm đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới, không chỉ trong nhà trường mà còn thường
xuyên được sử dụng trong các ngành kinh tế kĩ thuật để huấn luyện kĩ năng hợp tác trong công việc
cho nhân viên. Ở nước ta, xu hướng dạy học nhóm cũng đã dần xuất hiện ở các trường phổ thông và
đại học, tuy chưa nhiều và chưa thường xuyên. Ngoài những tác dụng “thời sự” về phong cách làm
việc, dạy học nhóm sẽ làm HS tích cực học tập hơn, sôi động hơn và đặc biệt là cơ hội rất tốt để HS
có thể trao đổi nhiều về các nội dung thực tế và ứng dụng (như PGS.TS Lê Phước Lộc đã viết trong
giáo trình Lí luận dạy học của mình). Thông qua một chương cụ thể ở lớp 10, chúng tôi muốn vận
dụng thử nghiệm lại ý nghĩa này để tìm ra một cách làm hợp lí, một kết quả cụ thể và khả quan của
một trong những PPDH tích cực đang phổ biến hiện nay.
Như ở tên của đề tài, việc làm của chúng tôi có thể sẽ mang một ý nghĩa khái quát cho toàn bộ
việc dạy học nói chung, trong dạy học VL nói riêng. Song do thời gian và một số hạn chế khác,
chúng tôi chỉ nghiên cứu thử nghiệm cho chương “Tĩnh học vật rắn” lớp 10 – chương trình nâng
cao.
2. Mục đích nghiên cứu
Sử dụng PPDH tích cực với các nội dung vận dụng thực tế nhằm tích cực hoá các hoạt động
học tập của HS, nâng cao hứng thú học tập từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng dạy học VL ở trường
THPT hiện nay.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu các bài học VL được thiết kế theo hướng tăng cường các yếu tố thực tế và được tổ chức
dưới hình thức trao đổi nhóm thì có thể phát huy tính tích cực học tập của HS.
4. Khách thể và đối tượng
Khách thể nghiên cứu là hai thành tố:
- Về con người: HS lớp 10 trường THPT.
- Về nội dung: chương “Tĩnh học vật rắn” SGK VL 10 nâng cao.
Đối tượng trực tiếp được quan sát là việc tổ chức dạy học của GV và hoạt động học nhóm của HS trong các giờ học trong và ngoài trường trong quá trình dạy và học chương “Tĩnh học vật rắn”
lớp 10 nâng cao.
5. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ở một số trường trên địa bàn
Thành phố Vĩnh Long về việc tổ chức dạy học nhóm và sẽ thực nghiệm nội dung chương “Tĩnh học
vật rắn” SGK VL 10 nâng cao ở 4 lớp HS của trường chúng tôi.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, khai thác các tài liệu về tâm lí học, lí luận dạy học, tìm kiếm nguồn gốc của
vấn đề dạy học nhóm (dạy học hợp tác), một số vấn đề về tâm sinh lí HS. Bên cạnh đó chúng tôi
cũng nghiên cứu thêm các nghị quyết của Đảng, một số chủ trương, hướng dẫn công tác đổi mới
PPDH của các cấp lãnh đạo ngành giáo dục.
- Các tài liệu VL học xung quanh nội dung vật rắn và ứng dụng, nghiên cứu thực tế kĩ thuật
và đời sống...cũng là một nhiệm vụ trực tiếp để làm phong phú thêm cho tài liệu thực nghiệm sư
phạm.
- Để có những kết quả mong muốn, sau khi chuẩn bị lí thuyết và nội dung thực nghiệm,
chúng tôi chọn nơi thực nghiệm để tiến hành quan sát, điều tra và kiểm tra trước thực nghiệm – cơ
sở để so sánh sự tiến bộ của HS lớp thực nghiệm – và sau đó tiến hành thực nghiệm sư phạm, lấy số
liệu. Trong quá trình thực nghiệm dạy học, chúng tôi cũng tiến hành quan sát lớp học để có những
bằng chứng thực tế hỗ trợ cho các kết luận sau thực nghiệm.
7. PP nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, đề tài sử dụng các PP nghiên cứu chủ yếu sau:
7.1. PP nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu cơ sở lí luận tâm lí học, giáo dục học và lí luận dạy học bộ môn theo hướng tích
cực hoá hoạt động học tập của HS.
- Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, chính sách của nhà nước cùng với các chỉ thị của Bộ
giáo dục và Đào tạo về đổi mới PPDH hiện nay ở trường THPT.
- Nghiên cứu mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ của bộ môn VL ở trường THPT hiện nay.
- Nghiên cứu vai trò của PP học nhóm trong việc tích cực hoá hoạt động học tập của HS.
Những nghiên cứu này nhằm đúc kết một cách làm phù hợp với nhà trường Việt Nam, có cơ
sở để vận dụng cho đề tài.
7.2. PP quan sát: Quan sát thái độ học tập của HS thể hiện như thế nào khi chưa thực hiện
mục tiêu của đề tài, khi thực hiện đề tài và sau khi thực hiện đề tài. Để xác định tính khả quan của
đề tài, có nhận được sự tích cực học tập của đa số HS hay không.
7.3. PP điều tra thăm dò - Thăm dò, trao đổi ý kiến với GV bộ môn, HS ở các trường THPT để nắm bắt thực trạng của
việc học nhóm trong dạy học VL ở trường THPT hiện nay.
- Xây dựng các phiếu điều tra để có cơ sở cho việc cần thiết phải đổi mới PPDH VL hiện nay
ở trường THPT.
7.4. PP thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT có đối chứng để kiểm tra tính khả thi của
luận văn, cụ thể là làm nổi bật vai trò của PP học nhóm trong việc tích cực hoá hoạt động học tập
của HS trong giờ học môn VL.
- Hai lần lấy số liệu quan trọng là: tiền thực nghiệm và cuối thực nghiệm.
7.5. PP thống kê toán học
Sử dụng PP thống kê để trình bày kết quả thực nghiệm sư phạm và kiểm định giả thuyết
thống kê về sự khác biệt trong kết quả học tập của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.
8. Một số khái niệm cơ bản trong đề tài
- Hoạt động học bao gồm tất cả các hoạt động trong và ngoài giờ học của HS dưới sự chỉ đạo
của người thầy nhằm các mục tiêu chiếm lĩnh tri thức khoa học, thông qua đó các em học được
phương pháp làm việc và suy nghĩ của các nhà khoa học, tư duy của các em được phát triển.
- Tính tích cực là một hiện tượng sư phạm được đặc trưng ở khát vọng ham hiểu biết, cố gắng trí
tuệ và nghị lực cao trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.
- Tích cực hoá là một tập hợp các hoạt động nhằm chuyển vị trí người học từ thụ động sang chủ
động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập.
- Học hợp tác (học nhóm) là việc sử dụng những nhóm nhỏ, qua đó HS cùng nhau làm việc để
mở rộng tối đa việc học của họ và của cả các thành viên khác trong nhóm.
- PPDH là cách thức tiến hành hoạt động dạy học dưới sự chỉ đạo của GV, nhằm làm cho HS tự
giác, tích cực, tự lực đạt tới mục đích dạy học.
- Dạy học nêu vấn đề: PPDH nêu vấn đề là một kiểu PP chuyên biệt, theo một cấu trúc mà trong
đó mọi hoạt động của thầy đều thể hiện sự chỉ đạo của GV thông qua trao đổi, gợi ý, hỗ trợ để HS
có thể cùng thầy hoặc tự lực tìm kiếm lời giải của bài toán nhận thức.
- Động cơ: Động cơ là sự giác ngộ cho một mục đích để hoạt động. Nó kích thích được nhận
thức, qui định hành động để thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người.
- Động lực: cái thúc đẩy làm cho biến đổi và phát triển.
- Nhiệm vụ khám phá: Nhiệm vụ khám phá là một tình huống do GV đặt ra dưới dạng một câu
hỏi hay một yêu cầu cho HS (cá nhân hoặc nhóm) có khả năng giải quyết nhanh bằng sự nỗ lực cao
tại một thời điểm nào đó trong giờ học mà lời giải đúng sẽ kết nối với nội dung tiếp theo của bài
giảng. - Thực tế: những gì đang tồn tại, đang diễn ra trong tự nhiên và xã hội hoặc phạm vi nào đó.
9. Cấu trúc tổng thể luận văn
Luận văn có cấu trúc như sau:
MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU
Phần 2: NHỮNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Chương 2: Soạn thảo tiến trình dạy một số bài học trong chương “Tĩnh học vật rắn” theo hướng tổ
chức nhóm
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần 3: KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 777
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 153
👁 Lượt xem: 716
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 153
👁 Lượt xem: 1457
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 229
👁 Lượt xem: 961
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 759
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 143
👁 Lượt xem: 796
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 157
👁 Lượt xem: 719
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 694
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 698
⬇ Lượt tải: 24