Tìm tài liệu

Tim hieu phuong thuc an du trong tieng Viet the hien qua ca dao tru tinh tho tinh Xuan Dieu va tho tinh Xuan Quynh

Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh

Upload bởi: sonxdart

Mã tài liệu: 297448

Số trang: 258

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 1,606 Kb

Chuyên mục: Ngôn ngữ học

Info

MS: LVNNH005

SỐ TRANG: 258

TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

NĂM:2007

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thấy có những sự vật bản chất không

phải là A nhưng lại được mang tên gọi của A do giữa A và chúng có một nét nào

đó tương đồng nhau. Đặc điểm này của các sự vật đã kích thích vào khả năng

liên tưởng, giúp chúng ta nhận thức về thế giới khách quan đa dạng một cách

sinh động. Dựa vào thực tế cuộc sống, qua cảm nhận chủ quan và cảm nhận của

thời đại, các tác giả đã đưa vào tác phẩm văn chương của mình những kết quả

liên tưởng ấy. Nói cách khác, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc và phát huy, các tác

giả đã thực hiện những liên tưởng của mình sao cho thỏa mãn được nhu cầu giao

tiếp của cộng đồng. Do đó, cách liên tưởng như vậy vừa có tính truyền thống,

tính thời đại, vừa mang tính cá nhân chủ quan. Cách liên tưởng ấy chính là ẩn dụ

- một phương thức chuyển nghĩa phổ biến.

Việc hiểu và nắm vững phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ góp phần làm giàu

vốn ngôn ngữ, làm tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng về ý nghĩa. Mặt khác,

nếu biết sử dụng tốt phương thức này thì cách diễn đạt của ta chắc chắn sẽ súc

tích, bóng bẩy, truyền cảm, đạt hiệu quả giao tiếp cao.

Hơn thế nữa, người thực hiện luận án này là một giáo viên phổ thông, trực

tiếp đứng lớp. Cho nên việc hiểu kỹ phương thức ẩn dụ lại càng cần thiết hơn,

bởi nó còn giúp nâng cao khả năng cảm thụ văn chương, khả năng phân tích tác

phẩm sâu sắc, gợi cảm. Nhờ vậy mới mong có được giờ giảng sinh động, có sức

truyền cảm mạnh, thu hút được hứng thú của học sinh.

Với tất cả những lý do nêu trên chúng tôi quyết định đi vào đề tài: Tìm hiểu

phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt (thể hiện qua Ca dao trữ tình, Thơ tình

Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh ).

2. Lịch sử vấn đề

Việc tìm hiểu phương thức ẩn dụ từ lâu đã được các nhà Việt ngữ học quan

tâm. Năm 1940, tác phẩm của Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm

giới thiệu một cách sơ lược về ẩn dụ trong văn chương. Trong các giáo trình về

từ vựng học tiếng Việt (cụ thể: Nguyễn Văn Tu , Đỗ Hữu Châu ,

Nguyễn Thiện Giáp ) đều có đề mục viết về hiện tượng chuyển nghĩa nói

chung, phương thức ẩn dụ nói riêng.

Bên cạnh đó các tác giả viết về phong cách học như: Đinh Trọng Lạc ;

Cù Đình Tú , Nguyễn Nguyên Trứ , Nguyễn Thái Hòa ,… cho

rằng ẩn dụ là một biện pháp tu từ chỉ dùng để trang trí, góp phần làm giàu hình

tượng, cảm xúc cho tiếng Việt. Song ở mỗi tác giả, ở mỗi thời điểm lại có cách

gọi và phân loại khác nhau.

Đinh Trọng Lạc [56; tr.103-111] gọi ẩn dụ là một phương thức chuyển

nghĩa, có khả năng gợi hình, gợi cảm. Về mặt ý nghĩa, tác giả phân ẩn dụ ra làm

ba loại: từ cụ thể đến cụ thể, từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ

thể. Cách phân loại này dựa vào tính cụ thể của đối tượng chọn làm ẩn dụ. Với

cách phân chia này, mối quan hệ tương đồng giữa hai sự vật, hai hiện tượng

không được thể hiện rõ nét và cũng không thấy được tính đa dạng, phong phú

của ẩn dụ tu từ.

Cù Đình Tú [122; tr. 279] xem ẩn dụ là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi

biểu thị đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối liên

tưởng về nét tương đồng giữa hai đối tượng. Dựa vào khả năng tương đồng giữa

hai đối tượng, tác giả chia ẩn dụ tiếng Việt ra làm năm loại: tương đồng về màu

sắc, tương đồng về tính chất, tương đồng về trạng thái, tương đồng về hành động

và tương đồng về cơ cấu. Nhìn chung, cách phân loại này phù hợp với chức năng

biểu cảm của ẩn dụ tu từ. Tuy nhiên, cách nhận định về ẩn dụ tu từ của Cù Đình

Tú mang nhiều tính truyền thống, chưa làm rõ các phương tiện và biện pháp tu

từ.

Đinh Trọng Lạc, một lần nữa, khi nghiên cứu lại các giáo trình và tài liệu về

phong cách học của mình trước đây, đồng thời tiếp thu những thành tựu mới của

ngôn ngữ học hiện đại, đã khẳng định ẩn dụ là Sự định danh thứ hai mang ý

nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương đồng hay giống nhau giữa khách thể A được

định danh với khách thể B có tên gọi được chuyển sang dùng cho A [57; tr.52].

Căn cứ vào từ loại và chức năng của từ ẩn dụ, tác giả chia ẩn dụ ra làm 3 loại: ẩn

dụ định danh, ẩn dụ nhận thức và ẩn dụ hình tượng. Trong ba loại này, ẩn dụ

định danh và ẩn dụ nhận thức thuộc ẩn dụ từ vựng, hiệu quả tu từ được tạo nên

không lớn lắm; còn ẩn dụ hình tượng mang lại hiệu quả tu từ cao, nó tác động

vào trực giác của người nhận và đem lại khả năng sáng tạo.

Kể từ 1969 trên tạp chí ngôn ngữ, có nhiều bài viết về hiện tượng chuyển

nghĩa ẩn dụ như: Nguyễn Văn Mệnh ; Nguyễn Thế Lịch , , …

Nguyễn Thế Lịch, trong , cho rằng ẩn dụ là một hiện tượng chuyển

nghĩa được hình thành từ cấu trúc so sánh hoàn chỉnh sau khi đã lượt bớt các

yếu tố 3 (yếu tố thể hiện quan hệ so sánh) và yếu tố 1 (yếu tố bị/ được so sánh),

chỉ còn lại hoặc là yếu tố 2 (phương diện so sánh) hoặc là yếu tố 4 (yếu tố so

sánh) trong cấu trúc mà thôi. Ông còn cho rằng cùng một yếu tố chuẩn để so sánh

có thể có ba dạng thức song song tồn tại: so sánh, tổ hợp ẩn dụ và ẩn dụ. Không

phải ẩn dụ nào cũng tạo ra hiệu quả nghệ thuật cao hơn so sánh. Trong ngôn ngữ

nghệ thuật, chính những so sánh và tổ hợp ẩn dụ tươi mới rất sinh động, gợi cảm,

còn ẩn dụ tạo ra từ so sánh và tổ hợp ẩn dụ ấy lại chịu thiệt thòi là đã quen thuộc,

không còn bất ngờ nữa.

Thêm vào đó, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ

(1981) có bài của Hoàng Lai , Nguyễn Ngọc Trâm . Còn trong Những

vấn đề ngôn ngữ học về các ngôn ngữ phương Đông (1986) có bài của Nguyễn

Thế Lịch . Trong Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông Nam Á (1888) có bài của

Hà Quang Năng .

Theo các tác giả này, có nhiều cách tạo ra hiện tượng chuyển nghĩa trong

tiếng Việt. Nguyễn Ngọc Trâm cho rằng sự biến đổi các nét nghĩa trong từ đa

nghĩa chủ yếu là do hai hiện tượng đẳng cấu ngữ nghĩa và phi đẳng cấu ngữ

nghĩa dẫn tới việc chuyển nghĩa. Còn Hoàng Văn Hành thì khẳng định hiện

tượng chuyển nghĩa là hiện tượng tạo ra các đơn vị từ vựng phát sinh theo bốn

phương thức chính: ghép, láy, phỏng và chuyển. Trong khi đó, tác giả Hoàng Lai

lại nhận thấy quá trình chuyển nghĩa xảy ra nhờ vào mối quan hệ liên tưởng về

ngữ nghĩa giữa hai thành tố vốn xa lạ với nhau. Sở dĩ ta liên tưởng được là nhờ

một nghĩa vị chung nào đó vốn có trong bản chất của hai thành tố hoặc được gán

ghép vào từ ngoài trong một tình huống nhất định.

Ở một góc nhìn khác, ít nhiều liên quan đến hiện tượng chuyển nghĩa của

từ, có một loạt bài , , và công trình của Nguyễn Đức Tồn.

Trong đó, công trình Tìm hiểu đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư

duy của người Việt (trong sự so sánh với những dân tộc khác) đã đi sâu

nghiên cứu vấn đề chuyển nghĩa theo hướng lý thuyết tâm lý - ngôn ngữ học tộc

người. Khi so sánh với cách liên tưởng của người Nga, người Anh… đồng thời

thông qua việc tìm hiểu đặc điểm dân tộc của việc định danh động vật, định danh

thực vật, định danh bộ phận cơ thể người của người Việt, thông qua những nội

dung về đặc điểm ngữ nghĩa của trường tên gọi động vật, trường tên gọi thực vật,

ngữ nghĩa của các từ chỉ bộ phận cơ thể người, ông đã chỉ ra đặc điểm tư duy liên

tưởng của người Việt.

Trong những năm gần đây, trên thế giới lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận

phát triển mạnh; đi theo hướng nghiên cứu này, ở Việt Nam gần đây cũng có

không ít bài báo và công trình. Những khảo cứu theo hướng đi này đã gợi mở ít

nhiều cho việc nghiên cứu vấn đề liên tưởng, chuyển nghĩa. Năm 1994, Lý Toàn

Thắng trong đã cho ta một cái nhìn khái quát phương hướng nghiên cứu

phạm trù không gian trong tiếng Việt như: định hướng không gian, bản đồ tri

nhận không gian. Qua đó, mô hình không gian và cách tri nhận không gian của

người Việt Nam được trình bày rõ ràng. Năm 1998, Nguyễn Ngọc Thanh

khẳng định rằng ẩn dụ là một cơ chế tri nhận đi từ cụ thể đến trừu tượng. Cơ chế

tri nhận này giúp ta hiểu thêm được khái niệm trừu tượng thời gian bằng các hình

ảnh cụ thể trong thế giới khách quan. Năm 2001, cũng Lý Toàn Thắng nêu

lên cái cách thức mà người Việt dùng các loại từ để mô tả các thuộc tính không

gian của vật thể và từ đó xếp loại chúng. Căn cứ vào đó ta có thể suy đoán về

một cách thức riêng của tiếng Việt trong việc ý niệm hóa phân loại và mô tả thế

giới khách quan. Đây là một vấn đề đang thu hút sự chú ý của trào lưu ngôn ngữ

học tri nhận trên thế giới. Chắc rằng vấn đề này cũng liên quan không ít đến vấn

đề chuyển nghĩa nói chung, vấn đề liên tưởng ẩn dụ nói riêng.

Nhìn chung, vấn đề ẩn dụ được nghiên cứu không ít, nhưng chưa có công

trình nào khảo sát nó trong các tác phẩm văn học, xét trên trục thời gian, để phát

hiện những đặc điểm kế thừa, những đặc điểm sáng tạo của từng tác giả.

3. Phạm vi vấn đề nghiên cứu và mục đích của luận văn

3.1. Hiện tượng chuyển nghĩa của từ:

nói chung cũng như phương thức ẩn dụ nói riêng biểu hiện vô cùng sinh động, không dễ gì nắm bắt hết được. Thêm vào

đó, luận văn lại được định hướng là xem xét phương thức liên tưởng này trong sự

phát triển của việc sử dụng ngôn từ, cho nên vấn đề lại càng rộng. Để có thể thực

hiện được mục đích của mình trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ (cả về số lượng

trang, cả về thời lượng), trong những điều kiện hạn hẹp của bản thân học viên

(kiến thức về ngôn ngữ học, nhất là ngôn ngữ học hiện đại chưa rộng, chưa sâu),

người viết luận văn xin được hạn chế vấn đề trong khuôn khổ sau đây:

- Xem xét ẩn dụ tu từ (còn gọi là ẩn dụ phong cách; hay ẩn dụ hình tượng,

như cách gọi của Đinh Trọng Lạc );

- Khảo sát vấn đề trong ca dao trữ tình và thơ trữ tình;

- Chỉ khảo sát trong 3 tác phẩm cụ thể (sẽ được nêu ở phần nguồn tư liệu

nghiên cứu ở mục 0.4.2.).

3.2. Mục đích chính của luận văn:

là tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa, mà

cụ thể là phương thức ẩn dụ. Cho nên người thực hiện luận văn không đi vào

những vấn đề có tính chất tranh luận như khái niệm từ trong tiếng Việt, vấn đề

phân loại cấu tạo từ của tiếng Việt. Để thực hiện được mục đích chính của mình,

người viết chỉ xin chọn một giải pháp nào tương đối dễ nhận diện từ đối với mọi

người, nhất là đối với học sinh phổ thông.

4. Nhiệm vụ của luận văn

Người viết luận văn có nhiệm vụ phải trả lời các câu hỏi sau đây:

1./ Những từ ngữ nào trong ba tác phẩm nêu trên đã tham gia vào việc thực

hiện phương thức liên tưởng ẩn dụ?

2./ Những hình ảnh nào được các tác giả (dân gian, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh)

lấy làm cơ sở để thực hiện phương thức liên tưởng ẩn dụ?

3./ Các tác giả Xuân Diệu và Xuân Quỳnh có kế thừa phương thức ẩn dụ của

ca dao hay không? Họ tiếp thu nguyên mẫu hay vừa tiếp thu vừa sáng tạo?

4./ Xuân Quỳnh có kế thừa liên tưởng ẩn dụ của Xuân Diệu hay không?

5./ Những ẩn dụ nào là hoàn toàn của riêng Xuân Diệu, của riêng Xuân

Quỳnh?

5. Nguồn tư liệu nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

5.1. Nguồn tư liệu nghiên cứu

Nguồn tư liệu được chọn để khảo sát phương thức ẩn dụ tu từ trong tiếng

Việt là 3 tác phẩm cụ thể sau đây:

- Ca dao trữ tình chọn lọc (1998) - Nxb Giáo dục (Vũ Thúy Anh, Vũ Quang

Hào sưu tầm và tuyển chọn).

- Thơ tình Xuân Diệu (1983) - Nxb Đồng Nai (Kiều Văn tuyển chọn và giới

thiệu).

- Xuân Quỳnh thơ tình - Nxb Văn học

Chúng tôi chọn mảng đề tài trữ tình, vì nghĩ rằng trong phạm vi này phương

thức ẩn dụ tu từ có khả năng xuất hiện nhiều. Còn ca dao được chọn làm xuất

phát điểm vì tính chất cổ xưa của nó, và còn vì đó là nơi đúc kết các biến tấu của

ngôn từ dân gian. Nếu xuất phát điểm là ca dao, chúng tôi tin rằng có thể tìm thấy

những điểm kế thừa cũng như sáng tạo của những thế hệ nối tiếp. Xuân Diệu rồi

Xuân Quỳnh là hai trong những người nối tiếp trên trục thời gian. Tuy giữa họ về

tính thời đại không hoàn toàn trùng khít nhau, về giới tính khác nhau, những rung

động trong tâm hồn không như nhau, nhưng, trước hết, họ đều là những tác giả

của nhiều bài thơ tình nổi tiếng, và về mặt sử dụng ngôn từ cũng như sử dụng

hình ảnh có chỗ nào đó gần nhau giữa họ.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

5.2.1. Người thực hiện luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học nói chung, mang tính phương pháp luận, như: quan sát, thống kê, phân loại, miêu tả, so sánh.

Trong đó phương pháp thống kê được tiến hành cẩn thận, có

cân nhắc qua 3 tác phẩm thuộc nguồn tư liệu nghiên cứu. Phương pháp so sánh

cũng được vận dụng để thực hiện các bước so sánh sau: 1/- so sánh Ca dao trữ

tình và Thơ tình Xuân Diệu; so sánh Ca dao trữ tình và Xuân Quỳnh thơ tình; so

sánh Thơ tình Xuân Diệu và Xuân Quỳnh thơ tình; 2/- so sánh Ca dao trữ tình -

Thơ tình Xuân Diệu - Xuân Quỳnh thơ tình.

5.2.2. Người thực hiện luận văn còn vận dụng phương pháp phân tích ngữ nghĩa của từ:

xem xét từ ngữ trong văn cảnh, ngữ cảnh; nhưng không nhằm trình

bày cấu trúc ngữ nghĩa của từ. Các thao tác phân tích ngữ nghĩa của từ và việc

phát hiện cấu trúc ngữ nghĩa của từ chỉ được thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị

của người viết. Tuy là vậy nhưng việc làm này vô cùng quan trọng đối với người

viết, vì kết quả mà nó đưa lại tạo cơ sở cho người viết phát hiện các đường dây

liên tưởng thuộc ẩn dụ. Những phát hiện cuối cùng này mới phục vụ cho mục

đích của luận văn. Do đó, có thể nói, việc vận dụng phương pháp phân tích ngữ

nghĩa của từ nhằm phát hiện các liên tưởng ẩn dụ; luận văn chỉ trình bày các liên

tưởng ẩn dụ.

5.2.3. Phương pháp trắc nghiệm khách quan

Để kiểm tra lại những phát hiện về các liên tưởng ẩn dụ có trong ba tác phẩm

nêu trên, người viết đã thực hiện phương pháp trắc nghiệm. Đối tượng được trắc

nghiệm là học sinh phổ thông trung học tại địa bàn người thực hiện luận văn

đang giảng dạy. Đây là đối tượng thích hợp vì các em có một trình độ kiến thức

văn học tương đối; đối với các tác phẩm nêu trên, các em đã và đang học; ngoài

ra, tuổi đời của các em đủ để hiểu những khuất chiết trong tâm hồn của con

người.

6. Ý nghĩa của đề tài và những đóng góp của luận văn

6.1. Về lý thuyết

việc nghiên cứu đề tài này giúp các nhà nghiên cứu ngôn

ngữ cũng như văn học hiểu rõ hơn cơ chế liên tưởng ẩn dụ trong ca dao cũng như

trong thơ của Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Những kết quả của luận văn có thể góp

phần nào đó vào việc phát hiện và xây dựng phong cách ngôn ngữ của hai tác giả

thơ nêu trên; tạo tiền đề cho việc xây dựng từ điển tác giả văn học.

6.2. Về thực tiễn

nếu luận văn được thực hiện tốt, những kết quả của nó có

thể vận dụng vào giảng dạy ngữ văn ở các cấp học. Đối với giáo viên, nó sẽ là tài

liệu tham khảo tốt. Đối với người học, nó sẽ giúp họ hiểu rõ hơn cơ chế liên

tưởng ẩn dụ trong ba tác phẩm đã nêu, giúp họ cảm nhận tốt ý đồ nghệ thuật của

các tác giả.

7. Bố cục luận văn

Ngoài phần dẫn nhập, kết luận, giải thích, phụ lục và tài liệu tham khảo,

luận văn gồm 3 chương

Chương 1: Những vấn đề lý thuyết liên quan đến đề tài

Chương 2: Khảo sát phương thức liên tưởng ẩn dụ trong Ca dao trữ tình,

Thơ tình Xuân Diệu và Xuân Quỳnh thơ tình

Chương 3: So sánh cơ chế liên tưởng ẩn dụ từ Ca dao trữ tình đến Thơ tình

Xuân Diệu và Xuân Quỳnh thơ tình

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh
  • Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Đặc điểm của câu biểu thị sự tình hoạt động ...

Upload: dpmtan05

📎 Số trang: 99
👁 Lượt xem: 531
Lượt tải: 16

Đặc điểm của câu biểu thị sự tình hoạt động ...

Upload: 5xu2008

📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 437
Lượt tải: 16

Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt

Upload: rainbowsix

📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 630
Lượt tải: 17

Phương thức biểu hiện ý nghĩa thời gian ...

Upload: ca_dai67

📎 Số trang: 162
👁 Lượt xem: 942
Lượt tải: 18

Quán Ngữ tình thái tiếng Việt

Upload: zjn_zjn_01

📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 1427
Lượt tải: 18

Tìm hiểu liên kết trong phong cách văn bản ...

Upload: anhtybe

📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 528
Lượt tải: 17

Một vài vấn đề về phương thức biểu hiện hành ...

Upload: muathuvang_179

📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 586
Lượt tải: 17

Bước đầu khảo sát tình hình viết địa danh ...

Upload: pepsi_lanh

📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 570
Lượt tải: 16

Bước đầu khảo sát tình hình viết địa danh ...

Upload: locnguyenphoto

📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 648
Lượt tải: 16

Đối chiếu cấu trúc và phương thức biểu hiện ...

Upload: nguyentruongthi

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 772
Lượt tải: 31

Đối chiếu cấu trúc và phương thức biểu hiện ...

Upload: msnguyenminhnhat

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 1725
Lượt tải: 24

Tìm hiểu phân tích cấu trúc cú pháp ca dao ...

Upload: anhcungorang_uli

📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 711
Lượt tải: 17

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt ...

Upload: sonxdart

📎 Số trang: 258
👁 Lượt xem: 1144
Lượt tải: 17

CHUYÊN MỤC

Văn hóa nghệ thuật Ngôn ngữ học
Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh MS: LVNNH005 SỐ TRANG: 258 TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC NĂM:2007 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thấy có những sự vật bản chất không phải là A nhưng lại được mang tên gọi của A do giữa A và chúng có pdf Đăng bởi
5 stars - 297448 reviews
Thông tin tài liệu 258 trang Đăng bởi: sonxdart - 10/12/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 10/12/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Tìm hiểu phương thức ẩn dụ trong tiếng Việt thể hiện qua ca dao trữ tình thơ tình Xuân Diệu và thơ tình Xuân Quỳnh