Mã tài liệu: 249287
Số trang: 30
Định dạng: doc
Dung lượng file: 366 Kb
Chuyên mục: Ngôn ngữ học
MỤC LỤC
Trang
Mở đầu . 7
Chương 1 : Nhập đề 10
Chương 2 : Đại cương về văn bản 14
Chương 3 : Liên kết văn bản . 18
Chương 4 : Khảo sát việc sử dụng các PTLK trong PCVBTTBC . 28
Chương 5 : Tổng kết . 32
Tài liệu tham khảo 34
Phụ lục . 35
Mở đầu
[*]Lí do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu:
[*]Lí do chọn đề tài:
Tiếng Việt là công cụ học tập, giao tiếp ở Việt Nam và thế giới. Do vậy rèn luyện kĩ năng thực hành tiếng Việt là một vấn đề quan trọng trong học tập và ứng dụng vào công việc của mỗi người sau này. Vấn đề “liên kết trong văn bản tiếng Việt” đã được nghiên cứu về mặt lí thuyết và đưa vào ứng dụng, trong thực tế đã có kết quả tốt. Tuy nhiên, từ thực tế đó, nhất là khi áp dụng trong việc nói và viết tiếng Việt, vấn đề “liên kết văn bản” cho thấy còn cần phải tiếp tục hoàn thiện ở mặt thực hành. Vì lí do đó, chúng tôi chọn đề tài “Liên kết trong văn bản tiếng Việt” để nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong thực hành tiếng Việt.
[*]Mục đích nghiên cứu:
Việc nắm vững và sử dụng thành thạo lí thuyết về liên kết và dựng đoạn trong văn bản tiếng Việt là cần thiết cho không những sinh viên mà tất cả những người sử dụng tiếng Việt, thế nhưng đây không phải là một điều đơn giản đối với nhiều người và phần nhiều đã bị mai một khi tiếng Việt vươn ra tầm thế giới. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng phát biểu tại hội nghị bàn về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt năm 1979“ thế hệ trẻ ngày nay và ngày mai phải nói tốt, phải viết tốt, tốt hơn chúng ta bây giờ”[URL="/#_ftn1"]. Từ cách nhìn ấy, chúng tôi tập trung nghiên cứu vấn đề “Liên kết trong văn bản tiếng Việt.”
[*]Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Do vấn đề tạo sự liên kết trong văn bản tiếng Việt là một vấn đề cơ bản trong chuyên ngành Tiếng Việt thực hành nên nhiều nhà ngôn ngữ học đã có những nghiên cứu về vấn đề này. Chẳng hạn ý kiến của Trần Ngọc Thêm trong Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Giáo dục, 1999; hay ý kiến của tác giả Diệp Quang Ban trong Văn bản và liên kết văn bản, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999. Các tác giả đều có những nghiên cứu nhất định về vấn đề này.
[*]Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
[*]Đối tượng nghiên cứu:
Về vấn đề liên kết trong văn bản tiếng Việt, chúng tôi chỉ đi sâu vào tìm hiểu các phương thức liên kết trong văn bản tiếng Việt.
[*]Phạm vi nghiên cứu:
Hiện nay, phong cách văn bản thông tấn báo chí đang ngày một phát triển và giữ một vai trò đáng kể trong đời sống của mọi người. Chúng tôi trong phạm vi có thể sẽ nghiên cứu vấn đề sử dụng các phương thức liên kết trong soạn thảo văn bản thông tấn báo chí.
[*]Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu:
[*]Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu khoa học chung mà chúng tôi sử dụng là phương pháp quy nạp.
Phương pháp nghiên cứu khoa học ngành là điền dã thực tế.
[*]Nguồn tài liệu:
[*]Bình diện đồng đại: gồm hai nguồn tài liệu chính:
Tài liệu chính thống: Tiếng Việt thực hành của Hà Thúc Hoan, Để viết đúng tiếng Việt của Nguyễn Khánh Nồng, Hệ thống liên kết văn bản của Trần Ngọc Thêm, Văn bản và liên kết văn bản của Diệp Quang Bang.
Tài liệu thu thập: gồm một số trang web như: http://ngonngu.net, www.dantri.com.vn, http://vnthuquan.net, www.thuvien-ebook.com, www.vietbao.vn.
[*]Bình diện lịch đại:
Tài liệu chính thống: Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt của Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu và Hoàng Trọng Phiên, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, Các bình diện của từ và từ tiếng Việt của Đỗ Hữu Châu.
[*]Những đóng góp của tiểu luận:
[*]Về mặt lí luận:
Như đã xác định ở phần lí do nghiên cứu và mục đích nghiên cứu, đề tài mà chúng tôi đang thực hiện còn nhiều mặt thiếu sót về lí luận, do đó việc nghiên cứu thành công đề tài này sẽ đóng góp vào lí luận vấn đề hành văn tiếng Việt, cụ thể là vận đề vân dụng các phương thức liên kết trong viết dựng văn bản.
[*]Về mặt thực tiễn:
Từ thành công về mặt lí luận, để tài sẽ đóng góp một phần ở một phạm vi nhất định vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt hành văn.
[*]Bố cục của khóa luận:
Gồm có các phần chính sau:
Mở đầu.
Chương 1: Nhập đề.
Chương 2: Đại cương về văn bản
Chương 3: Liên kết văn bản
Chương 4: Ứng dụng
Chương 5: Tổng kết.
Kết luận: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
[URL="/#_ftnref1"] Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, Khoa học xã hội, 1981, trang 10
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 642
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 648
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 1017
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 258
👁 Lượt xem: 1147
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 773
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 676
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 482
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 17