Tìm tài liệu

Quan Ngu tinh thai tieng Viet

Quán Ngữ tình thái tiếng Việt

Upload bởi: zjn_zjn_01

Mã tài liệu: 297446

Số trang: 94

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 1,026 Kb

Chuyên mục: Ngôn ngữ học

Info

MS:LVNNH003

SỐ TRANG: 94

TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

NĂM: 2008

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong vốn từ vựng của mỗi ngôn ngữ, bên cạnh đơn vị từ còn có

một số lượng lớn các loại đơn vị ngữ cố định được gọi là quán ngữ

(QN),… Chúng được dùng rất phổ biến trong lời ăn tiếng nói hàng ngày

cũng như trong các bài nói, bài viết, trong sáng tác văn chương, trên đài

phát thanh, truyền hình, sân khấu, báo chí,… Vì vậy, việc nắm hiểu và

trau dồi khả năng sử dụng những ngữ cố định đó đã trở thành nhu cầu tự

nhiên của mỗi người.

Gần đây, cùng với khuynh hướng chú trọng hơn đến nhân tố con

người trong ngôn ngữ và trong hoạt động ngôn ngữ, giới nghiên cứu Việt

ngữ học ngày càng quan tâm đến vấn đề tính tình thái, ý nghĩa tình thái

của ngôn ngữ. Đó cũng là lẽ tất yếu bởi không có một nội dung nhận

thức và giao tiếp hiện thực nào lại có thể tách khỏi những nhân tố như

mục đích, nhu cầu, thái độ đánh giá… của người nói đối với điều được

nói ra xét trong mối quan hệ với hiện thực, với đối tượng giao tiếp và các

nhân tố khác của ngữ cảnh giao tiếp.

Như đã biết, một trong những mục đích chính của giao tiếp là trao

đổi thông tin. Độ phức tạp trong việc xử lí thông tin và hiệu ứng mà phát

ngôn tác động đến người nghe đòi hỏi người nói có những thao tác xử lí

nhất định về mặt ngôn ngữ. Việc sử dụng ngữ điệu hay các phương tiện

từ vựng không giống nhau giúp người nói thể hiện các thái độ khác nhau

đối với nội dung phát ngôn. Các thông tin liên nhân được truyền đạt bên

cạnh những thông tin ngôn liệu được gọi là thông tin tình thái nhận

thức.

Trong số những đơn vị từ vựng biểu đạt thông tin tình thái nhận

thức, có một loại ngữ cố định chuyên biểu thị ý nghĩa tình thái, thường được gọi là quán ngữ tình thái (QNTT). Loại đơn vị này có những nét

đặc thù về cấu tạo, chức năng và ngữ nghĩa. Sự tồn tại của các QNTT

với ý nghĩa, vai trò của chúng trong cơ chế giao tiếp liên nhân đã thôi

thúc chúng tôi tìm hiểu, khảo sát đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của loại

đơn vị này với đề tài “Quán ngữ tình thái trong tiếng Việt”.

Về mặt lí luận, luận văn hi vọng góp phần tìm hiểu một số đặc

điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa - ngữ dụng của QNTT, một vấn đề từ trước

đến nay ít được đề cập đến.

Về mặt thực tiễn, quá trình giải quyết những vấn đề cụ thể về

QNTT trong luận văn có thể góp thêm ý kiến cho việc biên soạn tài liệu

nghiên cứu cũng như trong việc vận dụng vào công tác giảng dạy của

bản thân về những vấn đề có liên quan đến QNTT trong tiếng Việt.

2. Lịch sử vấn đề

Như đã nói, trong tiếng Việt, các nhà nghiên cứu từ vựng học đã

gọi lớp từ chuyên dụng này là QN. Tuy nhiên, cho đến nay, sự nhìn nhận

và nắm bắt về QN một cách nhất quán, giúp người dạy, người học không

cảm thấy mơ hồ và nhập nhằng với các khái niệm tương cận vẫn còn là

vấn đề phía trước. Trong khi các hiện tượng khác thuộc ngữ cố định

được nghiên cứu một cách có hệ thống thì QN chỉ mới được đề cập đến

với những nhận định ban đầu. Chúng tôi chỉ tìm thấy được một số ít

công trình, bài viết (chủ yếu là về từ vựng học) có trình bày sơ lược về

đơn vị quán ngữ trong tiếng Việt. Các tác giả như Đỗ Hữu Châu,

Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Trọng Phiến đã đề cập đến QN trong các

công trình của mình nhưng cũng chỉ là những gợi mở cho các hướng

nghiên cứu sâu và qui mô hơn. Hoàng Trọng Phiến đã liệt kê được

gần 500 QN trong công trình từ điển giải thích hư từ tiếng Việt của tác

giả. Đỗ Thanh và các đồng sự đã bổ sung hàng trăm đơn vị nữa trong công trình của họ . Và như đã nói, chúng tôi lấy lớp từ này làm xuất

phát điểm nghiên cứu.

Một số tác giả khác đã khảo sát QN một cách gián tiếp như là

những phương tiện “hiện thực hoá” cho các đơn vị, hiện tượng ngôn ngữ

có liên quan trong từ pháp, ngữ pháp, lôgíc-cú pháp,... Cụ thể, Đinh Văn

Đức đã xác lập khái niệm tình thái và miêu tả lớp tiểu từ tình thái trong

đó chúng có khả năng được hiện thực hoá bằng QN . Ngoài ra, trong

các thành phần câu, theo đa số tác giả ngữ pháp tiếng Việt, lớp từ này

xuất hiện dưới dạng là thành phần phụ tình thái, đề tình thái hoặc thuyết

tình thái trong câu. Các tác giả phân tích diễn ngôn thì phần nhiều quan

tâm đến đặc tính liên kết của QN. Vì thế, có thể thấy rằng QN, trong địa

hạt ngữ pháp, cũng đã từng được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác

nhau, trong thế đối lập với trạng ngữ, liên ngữ và tình thái ngữ,… Thật

vậy, trên thực tế, các nhà nghiên cứu đã tỏ ra rất nỗ lực trong việc làm rõ

vấn đề này. Nhiều tác giả đã thấy được bản chất của QN trong câu đơn

nhưng không thể xếp chúng vào một thành phần cú pháp nào cả về nên

đề nghị gọi là phụ chú ngữ (nói trộm bóng, có lẽ, kể ra...). (Nguyễn Kim

Thản) cho là gia tố (ấy thế, vả lại, mới chết chửa, có ai ngờ,..) (Lưu Vân

Lăng), hay thành phần xen kẽ (có lẽ, có ai ngờ,...) (Nguyễn Tài Cẩn).

Trong ngữ pháp chức năng, chúng là yếu tố tình thái làm thành Đề của

câu được đánh dấu bằng thì (theo ý tôi thì, nếu tôi không nhầm thì, thật

ra thì...); bằng la (quả là, nói thật là, miễn là...) (Cao Xuân Hạo). Trong

đó, Nguyễn Văn Hiệp là tác giả đã quan tâm và đầu tư nhiều cho

việc kiến giải, phân biệt lớp từ này với trạng ngữ, “vị ngữ thứ yếu” (thuật

ngữ của các tác giả) mặc dù chỉ dưới góc nhìn của ngữ pháp câu và ngữ

nghĩa lôgic cú pháp. Nguyễn Văn Hiệp đặt tên cho chúng là “định ngữ

câu”. Tuy nhiên, do cố gắng tìm ra bản chất của các tham tố ngoài cú

pháp câu, các tác giả trên khá thiên về ngữ nghĩa lôgic-cú pháp. Trong thực tế nói năng, việc sử dụng và ý nghĩa dụng học phong phú của lớp từ

này vượt hẳn ra cái gọi là “điều kiện sử dụng câu có định ngữ câu” của

tác giả.

Diệp Quang Ban đã đề nghị một đơn vị gọi là liên ngữ để chỉ quan

hệ ngoại hướng, liên kết câu chứa nó với các câu liên quan phía trước mà

thực chất chính là những QN liên kết. Ngoài ra, có hai công trình nổi bật

về liên kết văn bản của Trần Ngọc Thêm và liên kết lời nói của

Nguyễn Thị Việt Thanh đều bàn về QN với cách gọi khác như

“cụm từ làm thành phần chuyển tiếp”, “từ nối”,...

Trong khi đó, việc nghiên cứu QN chỉ dừng lại ở những giải nghĩa

cho từng QN, chỉ ra một vài cách dùng, một số giá trị sử dụng nào đó

của nó. Nghĩa là các tác giả hoặc chỉ nêu khái niệm QN một cách khái

lược trong các giáo trình ngôn ngữ (phần từ vựng) hoặc bàn đến một

cách chung chung về cách phân loại, cách sử dụng và đặc trưng ngữ

nghĩa của các QN tiếng Việt qua một số bài nghiên cứu đăng trên tạp chí

chuyên ngành. Chẳng hạn:

Nguyễn Thị Thìn (2000) với bài “Quán ngữ tiếng Việt” đã

dựa vào công dụng thường dùng của QN để phân chia nó thành bốn loại.

Ngô Hữu Hoàng (2002)đđã chỉ ra một số điểm khác biệt giữa

thành ngữ (TN) và QN, trong bài “Vài suy nghĩ về cụm từ cố định nói

chung và quán ngữ nói riêng” . Theo đó, tác giả đưa ra kết luận TN

“là kết quả của việc vay mượn để đúc kết ngữ nghĩa từ vựng (định danh)

bậc hai nhằm đáp ứng tình trạng nhu cầu phản ánh “nghĩa” của thế giới

khách quan trong giao tiếp”, còn QN “phục vụ cho các chức năng của lời

nói, tạo ra một hành vi giao tiếp sao cho có hiệu quả…Ngữ nghĩa của nó

bị hư hóa nên mất tính TN và cấu trúc nội tại từ đó cũng rất lỏng lẻo”.

Chi tiết hơn là bài viết “Bàn về điều kiện sử dụng của một số

QNTT nhận thức dưới góc độ lí thuyết quan yếu” của Ngũ Thiện Hùng . Qua khảo sát cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt, tác giả đã khẳng định

“việc sử dụng các QNTT nhận thức không chỉ chịu sự chế định của các

yếu tố logic cú pháp mà còn phải tính đến các điều kiện như định hướng

nội dung hay định hướng quan hệ (động cơ vì người nghe/người nói)”.

Ngoài ra, các giáo trình về từ vựng học, các từ điển có nêu khái

niệm QN chẳng hạn:

Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên, 2001), Nxb Hà Nội có

nêu định nghĩa về QN như sau: “là những tổ hợp từ cố định dùng lâu

thành quen, nghĩa có thể suy ra từ nghĩa của các yếu tố hợp thành (tr.84).

Nguyễn Thiện Giáp (1990) trong giáo trình “Từ vựng học tiếng

Việt”, Nxb GD cho rằng QN “là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại

trong các loại văn bản để liên kết, đưa đẩy, rào đón hoặc nhấn mạnh nội

dung cần diễn đạt nào đó”.

Đỗ Hữu Châu (1999) trong “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt” Nxb

GD lại xếp QN vào phần trung gian giữa ngữ cố định với cụm từ tự do.

Hoàng Trọng Phiến (2003), “Cách dùng của hư từ tiếng Việt hiện

đại” có nêu cách dùng của một số QN.

Cao Xuân Hạo (1991) trong “Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức

năng" (quyển 1) dù không trực tiếp đề cập đến khái niệm QN hay QNTT,

nhưng tác giả đã dành một phần trong chương II để mô tả phân tích đặc

điểm chức năng của các thành phần làm thành Đề tình thái, Thuyết tình

thái.

Điểm qua một số công trình nghiên cứu trên đây ta thấy, cho đến

thời điểm này, nhiều vấn đề cơ bản của QNTT vẫn còn bỏ ngỏ. Như vậy,

Quán ngữ tình thái tiếng Việt thực sự là một đề tài hấp dẫn, đáng được

quan tâm nghiên cứu bởi tính đa loại, đa công dụng và những đặc trưng

riêng của nó. Từ đó chúng tôi hy vọng góp phần tìm ra hoạt động của

QNTT để vận dụng vào việc nói, viết tiếng Việt cho tốt. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

Mục đích của luận văn là tìm ra những đặc điểm ngữ nghĩa- chức

năng của QNTT. Để đạt được mục đích đó , chúng tôi tập trung giải

quyết những nhiệm vụ sau:

- Tìm ra những tiêu chí để nhận diện QNTT tiếngViệt, trên cơ sở đó

lập một danh sách về QNTT thông dụng.

- Miêu tả những đặc điểm cơ bản của QNTT về hình thức.

- Phân tích ngữ nghĩa – chức năng của lớp từ này. Từ đó khảo sát ba

chức năng cơ bản của QNTT tiếng Việt.

4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu

4.1. Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài nghiên cứu, trong quá trình tiếp cận và phân

tích đối tượng, ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học

chung như thu thập ngữ liệu, khảo sát, phân loại ngữ liệu…, luận văn

chủ yếu sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau đây:

- Phương pháp phân tích ngôn ngữ học để phân tích ngữ nghĩa

chức năng của các QNTT thu thập được.

- Phương pháp miêu tả để trình bày quá trình khảo sát, phân tích

đối tượng và kết quả nghiên cứu.

4.2. Nguồn ngữ liệu

QNTT thường xuất hiện trong khẩu ngữ, trong những lời đối thoại

trực tiếp của những người tham gia giao tiếp. Nó cũng được liệt kê trong

một số từ điển tiếng Việt. Vì vậy để tìm ra được các đặc điểm chức năng

của lớp từ này, tư liệu chủ yếu của luận văn bao gồm:

- Các tác phẩm, các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ văn

chương, chủ yếu là của Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, tuyển tập truyện

ngắn, tạp chí Văn nghệ quân đội,…

- Từ điển tiếng Việt và Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt. 5. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung gồm 2 chương như

sau:

Chương 1: Cơ sở lí thuyết

Trong chương này, luận văn đã điểm qua vài nét về QN như: khái

niệm, phân biệt QN với TN, phân loại các QN tiếng Việt (QNTV). Ngoài

ra, chúng tôi còn đề cập đến một số vấn đề về tình thái trong ngôn ngữ

học. Theo đó, luận văn đã nêu ra một số đặc điểm bản chất của QNTT

tiếng Việt.

Chương 2: Đặc điểm của QNTT tiếng Việt

Ở chương 2, luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát đặc điểm cấu

tạo, các chức năng ngữ nghĩa cơ bản của QNTT tiếng Việt như chức

năng đánh giá, chức năng tham gia biểu thị mục đích phát ngôn và chức

năng biểu thị thái độ, tình cảm của người nói.

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt
  • Quán Ngữ tình thái tiếng Việt

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Tình thái giảm nhẹ trong diễn ngôn tiếng Việt

Upload: rainbowsix

📎 Số trang: 146
👁 Lượt xem: 630
Lượt tải: 17

Ngôn ngữ chat tiếng Việt và tiếng Anh

Upload: vuanhphuc

📎 Số trang: 141
👁 Lượt xem: 669
Lượt tải: 21

Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật trong ...

Upload: chungkhoan168

📎 Số trang: 199
👁 Lượt xem: 1662
Lượt tải: 24

Các phong cách chức năng ngôn ngữ Tiếng Việt

Upload: dtk_vir

📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 1445
Lượt tải: 17

Các phong cách chức năng ngôn ngữ Tiếng Việt

Upload: thubaynhome

📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 780
Lượt tải: 16

Tiểu luận so sánh đối chiếu về ngữ âm học ...

Upload: dingvang2010

📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 4389
Lượt tải: 33

Cấu trúc ngữ nghĩa ngữ dụng của phép nối ...

Upload: linhplc

📎 Số trang: 264
👁 Lượt xem: 1177
Lượt tải: 20

Cấu trúc ngữ nghĩa ngữ dụng của phương thức ...

Upload: mrbin162

📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 595
Lượt tải: 17

Ngữ nghĩa ngữ dựng của vị từ ngôn hành tiếng ...

Upload: kthoa68

📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 1200
Lượt tải: 18

Đặc trưng ngôn ngữ văn hóa của các từ ngữ ...

Upload: songthan2007

📎 Số trang: 147
👁 Lượt xem: 1659
Lượt tải: 23

Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn ...

Upload: kimhong1512

📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 647
Lượt tải: 17

Tìm hiểu một số kiểu câu liên quan đến tồn ...

Upload: sanhangnong

📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 555
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Quán Ngữ tình thái tiếng Việt

Upload: zjn_zjn_01

📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 1427
Lượt tải: 18

CHUYÊN MỤC

Văn hóa nghệ thuật Ngôn ngữ học
Quán Ngữ tình thái tiếng Việt MS:LVNNH003 SỐ TRANG: 94 TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC NĂM: 2008 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong vốn từ vựng của mỗi ngôn ngữ, bên cạnh đơn vị từ còn có một số lượng lớn các loại đơn vị ngữ cố định được gọi là quán ngữ (QN),… pdf Đăng bởi
5 stars - 297446 reviews
Thông tin tài liệu 94 trang Đăng bởi: zjn_zjn_01 - 20/11/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 20/11/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Quán Ngữ tình thái tiếng Việt