Mã tài liệu: 128769
Số trang: 132
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Sư phạm lịch sử
Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giáo dục được coi là “quốc sách” hàng đầu, là động lực quan trọng. Giáo dục nước ta có mục tiêu là “xây dựng những con người thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc, giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; phát triển tiềm năng dân tộc và con người Việt Nam” [34;29].
Lịch sử với tư cách là một khoa học xã hội cũng góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu đào tạo thế hệ trẻ. Lịch sử không đơn giản chỉ là quá khứ mà còn là sự kết tinh những giá trị xã hội sâu sắc, nó có ý nghĩa to lớn trong việc giáo dục truyền thống, tư tưởng chính trị, đạo đức và phát triển óc thẩm mĩ cho học sinh. Nhà sử học Xô viết Patusô đã khẳng định: “Muốn đào tạo con người phù hợp với thời đại chúng ta, cần phải không ngừng cải tiến và nâng cao chất lượng dạy học lịch sử. Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật, sự hấp dẫn ngày càng tăng đối với hiện tại không hề làm giảm bớt sự chú ý của ta đối với việc dạy học lịch sử. Chính lịch sử là bằng chứng hiển nhiên về sự toàn thắng của công cuộc xây dựng đối với sự tàn phá, chiến thắng của hoà bình đối với chiến tranh”.
Nhưng để giáo dục toàn diện thế hệ trẻ cần phải đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nề nếp tư duy của người học; cần phải “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo”; “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [30;9].
“Dạy sử cũng như dạy bất cứ môn học nào đòi hỏi người giáo viên phải gợi trí thông minh làm sao ngay ở nhà trường ta phải bắt buộc học sinh dùng trí thông minh, trí khôn, sự suy nghĩ để hiểu biét rộng ra nhờ đó đến lúc vào đời mới phát huy được tài năng” [13;29].
Hiện nay nội dung chương trình SGK đã có sự đổi mới, trong thực tế xuất hiện ngày càng nhiều giờ dạy tốt của giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề nhưng tình trạng phổ biến hiện nay vẫn là lối dạy truyền thống thầy giảng - trò nghe, thầy đọc - trò chép, chưa phát huy được tính tích cực của học sinh. Giáo viên phổ thông nói chung và giáo viên lịch sử nói riêng còn nặng về thông báo kiến thức, chưa thực sự phát huy vai trò chủ đạo để tổ chức, hướng dẫn, điều khiển học sinh tự chiếm lĩnh tri thức. Do đó phải đẩy mạnh hơn nữa việc đổi mới phương pháp dạy học.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Vấn đề sử dụng kênh hình trong SGK theo hươqngs phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông – cơ sở lý luận va fthực tiễn
Chương II: Phương pháp sử dụng kênh hình trong SGK theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy học phần lịch sử thế giới thời nguyên thuỷ, cổ đại và trung đại ở lớp
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 2796
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 1250
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 952
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 1171
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 5188
⬇ Lượt tải: 47
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 936
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 838
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 1362
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 889
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 3555
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 817
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 947
⬇ Lượt tải: 17