Mã tài liệu: 129458
Số trang: 128
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Sư phạm lịch sử
Có lẽ chưa bao giờ, vấn đề nâng cao chất lượng dạy học, đặc biệt là dạy học lịch sử ở trường THPT lại được đặt ra gay gắt và chiếm được sự quan tâm đặc biệt của xã hội như hiện nay. Như một lôgic tất yếu, chất lượng dạy học của bộ môn lịch sử không thể nâng cao nếu như cả người dạy và người học đều không hứng thú với môn học, mọi phương pháp, mọi đổi mới, mọi sự vận dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào dạy học đều bị hạn chế tác dụng nếu người học vẫn thờ ơ với môn học.
Làm thế nào để học sinh hứng thú với môn học, yêu thích môn học, tìm thấy ở đó niềm say mê khám phá những tri thức của lịch sử xã hội loài người, điều đó luôn là những câu hỏi lớn đối với đội ngũ những người làm công tác nghiên cứu và giảng dạy bộ môn lịch sử ở trường THPT hiện nay, không chỉ trong nhận thức lý luận mà còn bằng hoạt động thực tiễn trong dạy học.
Trong tính tổng thể các phương pháp, biện pháp sư phạm nhằm kích thích niềm say mê, hứng thú học tập bộ môn và theo đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử, thì vấn đề sử dụng ngôn ngữ dạy học có một vị trí đặc biệt quan trọng, bởi đây là một trong những nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu cho học sinh.
Ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy, là vỏ của quá trình nhận thức, là chiếc cầu nối của quá trình dạy học, nói như TS Kiều Thế Hưng: Người giáo viên như người lái đò trên dòng sông thời gian, mà con đò chính là ngôn ngữ. Cùng với con đò giàu biểu cảm và sáng tạo ấy, người thầy sẽ đưa các thế hệ học trò của mình đến bến bờ lịch sử xa xôi, nhưng đầy hấp dẫn và thú vị để hình thành ở họ những phẩm chất tốt đẹp của con người trong xã hội mới, những hành trang không thể thiếu trên con đường đi tới tương lai.
Không thể có một bài học lịch sử có chất lượng nếu như việc sử dụng ngôn ngữ thiếu chất lượng, khô cứng, sáo mòn, thiếu khả năng kích thích hứng thú và niềm say mê, sáng tạo của học sinh. Chúng ta có thể có nội dung dạy học tốt, có phương pháp dạy học phù hợp, có hệ thống phương tiện dạy học hiện đại, nhưng tất cả điều đó đều kém hiệu quả rất nhiều nếu nó không được chuyển tải và vận hành qua hệ thống ngôn ngữ giàu biểu cảm.
Kết cấu đề tài:
Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của các biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ dạy học lịch sử ở trường THPT
Chương 2. Những biện pháp sư phạm nhằm nâng cao tính biểu cảm của ngôn ngữ trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 1252
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 936
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 838
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 1171
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 890
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 3557
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 818
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 908
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 949
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 2796
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 5189
⬇ Lượt tải: 47
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 953
⬇ Lượt tải: 18