Mã tài liệu: 131060
Số trang: 81
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Sư phạm lịch sử
Đất nước ta đang trên con đường đổi mới, vì vậy vấn đề giáo dục được Đảng và Chính phủ hết sức quan tâm “Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu…” (trích Hiến pháp năm 1992). Những nội dung đổi mới sự nghiệp giáo dục được đề ra trong nghị quyết Trung Ương II đã khẳng định “đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đạo đức, tri thức, sức khoẻ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, hình thành nhân cách và bồi dưỡng, phẩm chất năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” (3; 23)
Cùng với các bộ môn khác, môn lịch sử với chức năng, nhiệm vụ của mình đã góp phần tích cực vào giáo dục con người trong công cuộc đổi mới “Bởi vì tri thức lịch sử là một yếu tố của nền văn hoá chung của loài người và không thể coi giáo dục con người hoàn thành đầy đủ nếu không trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết về lịch sử…” (31; 81)
Nhiệm vụ của bộ môn lịch sử ở trường phổ thông nhằm trang bị cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản về tiến trình phát triển hợp quy luật của lịch sử xã hội loài người và dân tộc, trên cơ sở đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, góp phần phát triển toàn diện học sinh.
Do đặc trưng của bộ môn lịch sử, không thể trực tiếp tri giác được các sự kiện, hiện tượng lịch sử đã xảy ra, không thể tái hiện lịch sử trong phòng thí nghiệm. Chính vì vậy, việc tái tạo lịch sử bằng cách tạo biểu tượng đúng đắn, sinh động về các sự kiện, hiện tượng lịch sử vừa là nguyên tắc vừa là một biện pháp trong việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông, giúp cho giờ học thêm sinh động, học sinh hứng thú với môn học.
Song hiện nay tình trạng học sinh nắm kiến thức về địa danh, không gian xảy ra sự kiện lịch sử một cách mơ hồ, tình trạng nhầm lẫn giữa các địa danh diễn ra phổ biến. Giáo viên ít chú ý đến việc tạo biểu tượng không gian, cung cấp cho học sinh kiến thức về địa danh mà chỉ chú ý tình bày về diễn biến, kết quả của sự kiện. Đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho chất lượng hiệu quả bài học lịch sử chưa tốt, học sinh ít hứng thú với bài học lịch sử.
Kết cấu đề tài:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng kênh hình để tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử ở trường THPT
Chương 2: Một số biện pháp sử dụng kênh hình trong SGK để tạo biểu tượng không gian cho học sinh khi dạy phần Lịch sử Việt Nam từ thế kỉ X - XVIII (lớp 10 THPT chương trình chuẩn).
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 1252
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 890
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 3557
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 952
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 838
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 1171
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 936
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 947
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 1362
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 2796
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 817
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 908
⬇ Lượt tải: 23
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16