Mã tài liệu: 130920
Số trang: 132
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Tâm lý giáo dục
"Chinh phụ ngâm" của Đặng Trần Côn là tác phẩm mở đầu và cũng là một trong những tác phẩm tiêu biểu của giai đoạn văn học nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX - giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học viết thời phong kiến ở Việt Nam. Thành công của thể loại ngâm khúc và những giá trị nhân văn sâu sắc đã khiến cho tác phẩm có sức sống lâu bền trong lòng bạn đọc. Ngày nay, tác phẩm vẫn đem lại cho người đọc nhiều hứng thú.
Bản dịch của Đoàn Thị Điểm đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc về ngôn ngữ dân tộc. Tiếng nói về quyền sống, quyền hưởng hạnh phúc của con người nhất là người phụ nữ từ trong tác phẩm vẫn là vấn đề của ngày hôm nay. Vị trí, giá trị của "Chinh phụ ngâm" trong đời sống văn học và trong công tác giảng dạy đã được khẳng định. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy đoạn trích cũng như toàn bộ tác phẩm, phần lớn giáo viên văn dạy HS DTTS ở Lạng Sơn vẫn theo lối dạy truyền thống: giáo viên giảng là chủ yếu (giáo viên cảm nhận cái hay, cái đẹp từ tác phẩm rồi truyền lại cho học sinh) chứ chưa biết huy động sự chủ động, sáng tạo, sự cảm nhận riêng của HS vào chiếm lĩnh tác phẩm. Giáo viên khai thác văn bản chủ yếu từ nội dung đến hình thức, chưa chú ý vào đặc trưng thể loại ngâm khúc so với các thể loại trữ tình khác, chưa biết khai thác các chi tiết, hình ảnh… mang tính ước lệ, tượng trưng, đặc biệt là khả năng miêu tả tâm lí phong phú, tinh tế của tác giả. Chính vì vậy mà hiệu quả dạy học tác phẩm " Chinh phụ ngâm" chưa cao.
Trong một khoảng thời gian ngắn (90 phút) làm thế nào để hướng dẫn học sinh DTTS ở Lạng Sơn khám phá những giá trị đặc sắc của đoạn trích, của tác phẩm một cách chủ động, tích cực, sáng tạo là điều trăn trở của giáo viên Ngữ văn ở Lạng Sơn. Muốn vậy, cần rèn luyện kĩ năng đọc và có biện pháp hướng dẫn cho học sinh DTTS ở Lạng Sơn đọc để tự chiếm lĩnh, để hiểu đoạn trích, tác phẩm. Có đọc mới hiểu được văn bản văn học, hiểu rồi thì mới đọc đúng, đọc hay hơn. Do đó, đọc là con đường đầu tiên và tiên quyết để chiếm lĩnh tác phẩm văn chương một cách hiệu quả, thiết thực nhất.
Hiện nay chưa có một chuyên luận nào hướng dẫn toàn diện, đầy đủ và thuyết phục về biện pháp hướng dẫn đọc - hiểu tác phẩm "Chinh phụ ngâm" cũng như những đoạn trích tiêu biểu trong tác phẩm dành cho học sinh DTTS ở Lạng Sơn .
Từ những lí do trên chúng tôi quyết định chọn đề tài: "Hướng dẫn học sinh lớp 10 dân tộc thiểu số ở Lạng Sơn đọc - hiểu đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" (Chinh phụ ngâm" - Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm)".
Bố cục của luận văn :
Chương 1: Đọc hiểu - Hướng dạy học hiện đại trong dạy học văn bản văn học ở trường phổ thông hiện nay.
Chương 2: Hướng dẫn đọc - hiểu đoạn trích "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" ("Chinh phụ ngâm" - Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm) cho HS lớp 10 DTTS ở Lạng Sơn .
Chương 3: Thiết kế thể nghiệm dạy học đoạn trích: "Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ" ("Chinh phụ ngâm" - Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm) theo định hướng của biện pháp hướng dẫn đọc - hiểu.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 118
👁 Lượt xem: 1043
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 2976
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 7481
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 153
👁 Lượt xem: 1098
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 2608
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 944
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 924
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 1020
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 3827
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 1018
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 786
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 1149
⬇ Lượt tải: 16