Mã tài liệu: 220111
Số trang: 35
Định dạng: doc
Dung lượng file: 167 Kb
Chuyên mục: Luật
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Lịch sử lập hiến Việt Nam cũng chính là một phần lịch sử giữ nước và dựng nước. Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một văn kiện pháp lý có ý nghĩa vô cùng to lớn: đưa người dân Việt Nam từ địa vị nô lệ lên làm chủ đất nước. Từ Hiến pháp 1946, các bản Hiến pháp sau đó không ngừng phát triển hơn nữa những quyền cơ bản của công dân cũng như ghi nhận những nguyên tắc tổ chức bộ máy Nhà nước. Hiến pháp 1992 (sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10)khẳng định tại điều 2: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Từ trước tới nay, bản chất dân chủ của nhà nước ta luôn được khẳng định và ngày càng được mở rộng. Hiện nay, việc xây dựng nhà nước pháp quyền là một hình thức hữu hiệu để phát huy dân chủ. Nhà nước pháp quyền là nhà nước đặt pháp luật ở vị trí tối thượng đối với toàn bộ đời sống xã hội . Trong đó, Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất. Có thể lược giản vấn đề này bằng chuỗi: Dân chủ - Nhà nước pháp quyền - Hiến pháp. Như vậy vấn đề đảm bảo việc thực thi Hiến pháp là trọng tâm của vấn đề nhà nước pháp quyền và xây dựng dân chủ. Nhưng thực tế ở Việt Nam hiện nay cho thấy chưa có một cơ chế cụ thể chuyên biệt nào để bảo vệ Hiến pháp. Điều đó khiến cho có những văn bản pháp luật, những hành vi của cơ quan công quyền vi phạm hiến pháp, ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân, uy tín của nhà nước mà chưa được xử lý nghiêm minh. Điều này đã làm nảy sinh ý kiến về việc thành lập một cơ quan riêng biệt ở Việt Nam với chức năng bảo vệ Hiến pháp. Rất nhiều bài viết trên các tạp chí chuyên ngành, nhiều hội thảo đã được tổ chức bàn luận sôi nổi về vấn đề trên nhằm đưa ra giải pháp thích hợp nhất. Chính thức tại báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X khi đề cập tới phương hướng “tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” đã nêu rõ : “Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quy định của các cơ quan công quyền”. Đồng thời phải “xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp”.
Tất cả đã chứng tỏ sự quan tâm thực sự của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề bảo đảm việc thực thi Hiến pháp ở nước ta hiện nay. Bảo vệ Hiến pháp thực chất là bảo vệ những quyền cơ bản của công dân, bảo vệ những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, bảo vệ chế độ chính chị, chế độ kinh tế Với ý nghĩa như vậy, việc xây dựng một cơ quan bảo hiến là một yêu cầu cấp thiết ở nước ta hiện nay. Vì thế, việc nghiên cứu đề xuất phương án để đáp ứng yêu cầu trên là không thể thiếu. Chính vì những lí do trên mà tôi lựa chọn đề tài “Một số vấn đề về việc xây dựng cơ quan bảo hiến ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích của đề tài
Nếu như trên thế giới, một cơ quan có chức năng bảo vệ hiến pháp đã được thành lập từ lâu thì ở Việt Nam chưa từng tồn tại một cơ quan độc lập nào có chức năng tương tự như vậy. Vì thế đối với khoa học pháp lý Việt Nam đây là một vấn đề mới mẻ, thiếu cả tính thực tiễn cũng như lý luận. Trong phạm vi nghiên cứu của sinh viên, tác giả mong muốn tìm hiểu những kiến thức về mô hình các cơ quan bảo hiến trên thế giới và cơ chế hoạt động của các loại hình cơ quan này. Mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu đề tài đó là từ việc tiếp thu những kinh nghiệm nước ngoài, đề xuất ý kiến cho việc xây dựng cơ quan bảo hiến ở nước ta trong thời gian tới.
Tóm tắt đề tài
Trang
I.Phần mở đầu:
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 2
2. Mục đích của đề tài 3
3. Phạm vi nghiên cứu 4
4.Phương pháp nghiên cứu 4
II. Phần nội dung
Phần một : Vấn đề bảo hiến ở Việt Nam hiện nay
1. Cơ sở thực tế:1.1Vài nét về bảo vệ hiến pháp ở Việt Nam hiện nay 5
1.2 Thực trạng vi hiến 9
2. Cơ sở lý luận: 2.1 Vai trò của bảo vệ hiến pháp 13
2.2 Cơ sở cho sự tồn tại của CQBH ở Việt Nam 17
Phần hai: Một số mô hình cơ quan bảo hiến trên thế giới
1. Mô hình phi tập trung 20
2. Mô hình tập trung 24
Phần ba: Một số ý kiến về việc xây dựng cơ quan bảo hiến ở Việt Nam
1. Những phương án thành lập cơ quan bảo hiến ở Việt Nam 28
2. Các nguyên tắc cho cơ quan bảo hiến ở Việt Nam
2.1 Độc lập 32
2.2 Chuyên nghiệp 36
2.3 Uy tín cao 37
2.4 Phù hợp với tổ chức bộ máy nhà nước 40
III,Kết luận 42
I-Phần mở đầ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 603
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 709
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 558
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 721
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16