Mã tài liệu: 254206
Số trang: 70
Định dạng: doc
Dung lượng file: 362 Kb
Chuyên mục: Luật
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. 4
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẠO LỰC GIA ĐÌNH 4
1.1. Một số khái niệm cơ bản. 4
1.1.1. Khái niệm gia đình và thành viên gia đình. 4
1.1.2. Khái niệm bạo lực và bạo lực gia đình. 5
1.2. Một số yếu tố tác động đến bạo lực gia đình. 7
1.2.1. Phong tục, tập quán. 7
1.2.2. Tâm lý. 8
1.2.3. Điều kiện kinh tế xã hội 9
1.2.4. Định kiến giới 10
1.2.5. Trình độ dân trí 11
1.3. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội. Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình 11
1.3.1. Hậu quả của bạo lực gia đình đối với gia đình và xã hội 11
1.3.2. Ý nghĩa của việc phòng, chống bạo lực gia đình. 13
1.4. Pháp luật một số quốc gia đối với vấn đề bạo lực gia đình. 14
1.4.1. Phạm vi điều chỉnh. 15
1.4.2. Phòng ngừa bạo lực gia đình. 17
1.4.3. Thủ tục xác định và báo cáo về những trường hợp bạo lực gia đình. 19
1.4.4. Về các quyết định bảo vệ nạn nhân. 20
CHƯƠNG II. 22
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH 22
2.1. Nguyên tắc phòng, chống bạo lực gia đình. 22
2.2. Quyền, nghĩa vụ của các chủ thể của bạo lực gia đình. 25
2.2.1. Quyền, nghĩa vụ của nạn nhân. 25
2.2.2. Quyền và nghĩa vụ của người có hành vi bạo lực gia đình. 27
2.3. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình và các cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình 30
2.3.1. Trách nhiệm của cá nhân, gia đình. 30
[FONT="]
2.3.2. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức khác. 34
2.4. Các biện pháp cơ bản ngăn chặn hành vi bạo lực và bảo vệ nạn nhân bạo lực gia đình 35
2.4.1. Buộc chấm dứt hành vi bạo lực và cấp cứu nạn nhân. 35
2.4.2. Cấm tiếp xúc. 38
2.5. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình. 40
2.5.1. Xử lý kỷ luật 40
2.5.2. Xử lý hành chính. 41
2.5.3. Xử lý theo pháp luật dân sự 43
2.5.4. Xử lý theo pháp luật hình sự 46
CHƯƠNG III. 49
THỰC TRẠNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁP LÝ NHẰM NGĂN CHẶN CÓ HIỆU QUẢ HÀNH VI BẠO LỰC TRÊN THỰC TẾ 49
3.1. Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam những năm gần đây. 49
3.1.1. Thực trạng bạo lực giữa các thành viên trong gia đình. 49
3.1.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình trong thời gian qua 52
3.2. Một số giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi bạo lực trên thực tế 55
3.2.1. Làm rõ một số khái niệm quan trọng trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 55
3.2.2. Hoàn thiện một số quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. 57
KẾT LUẬN 63
[FONT="]
LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bạo lực gia đình là vấn đề mang tính lịch sử toàn cầu, gây nhức nhối cho nhân loại, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là đối với phụ nữ. Bước sang thế kỷ XXI, phòng, chống bạo lực giới đang là một trong những mục tiêu của thiên niên kỷ. Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Ban Ki Moon đã tuyên bố: "Bạo lực đối với phụ nữ là không bao giờ được chấp nhận, không bao giờ được khoan dung, tha thứ ."
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự quan tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình và đã ban hành nhiều đạo luật trực tiếp và gián tiếp liên quan như: Hiến pháp năm 1992; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; Bộ luật Dân sự; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; Pháp lệnh về Người cao tuổi; Pháp lệnh về Người tàn tật và đặc biệt là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình. Những văn bản này đã tạo ra nhiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, đánh giá một cách khách quan thì các quy phạm pháp luật này chưa thực sự đi vào cuộc sống, sự quan tâm và hiểu biết về lĩnh vực này chưa đi vào chiều sâu, tình trạng bạo lực trong gia đình chưa có nhiều thay đổi. Chính vì vậy mà việc nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành và những khó khăn, vướng mắc khi áp dụng những quy định này trên thực tế, từ đó tìm ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật với vấn đề bạo lực gia đình hiện nay là rất cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời, sự quan tâm của các học giả tới vấn đề này thường chỉ dừng ở những nghiên cứu về mặt xã hội, những nghiên cứu về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình thường lồng trong các nghiên cứu về hôn nhân gia đình. Từ khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời, những nghiên cứu pháp lý về vấn đề này đã xuất hiện trên nhiều báo, tạp chí bởi tính thời sự cấp thiết của nó. Tuy nhiên, những nghiên cứu có hệ thống, có trọng tâm về pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình chưa nhiều. Hiện tại có thể kể tới Luận văn thạc sĩ luật học "Luật phòng chống bạo lực gia đình với việc hạn chế ly hôn do bạo lực gia đình" của tác giả Nguyễn Thị Lệ (Hà Nội, 2010); Khóa luận tốt nghiệp "Tìm hiểu hành vi bạo lực gia đình - nguyên nhân, giải pháp hạn chế" của tác giả Nguyễn Thị Bình (Hà Nội, 2010). Những công trình này đã nghiên cứu một số khía cạnh cụ thể của việc phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và tổng quát về các quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và đưa ra những giải pháp để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật với vấn đề bạo lực gia đình trong thời gian tới. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” làm luận văn thạc sĩ của mình.
3. Tính mới của đề tài
Đề tài “Một số vấn đề pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” không đi vào nghiên cứu một nội dung cụ thể nào mà chỉ đánh giá chung về các quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình của Việt Nam, tham khảo quy định của một số nước trên thế giới về vấn đề này. Từ đó, xem xét thực trạng bạo lực giữa các thành viên trong gia đình và thực trạng áp dụng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình ở Việt Nam trong thời gian qua để đưa ra kiến nghị về một số giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi bạo lực trên thực tế.
4. Mục đích, phạm vi nghiên cứu
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tìm hiểu các quy định của pháp luật về bạo lực gia đình hiện nay, xem xét thực trạng về bạo lực gia đình để tìm ra một số giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chủ yếu tập trung vào các quy định của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007, có xem xét tới các quy định có liên quan trong các văn bản pháp luật khác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp cụ thể được tác giả sử dụng khi nghiên cứu đề tài bao gồm: quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp. so sánh
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn còn gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về bạo lực gia đình
Chương II: Thực trạng pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
Chương III: Thực trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam trong những năm gần đây và một số giải pháp pháp lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả hành vi bạo lực trên thực tế
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 709
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 509
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 324
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 17