Mã tài liệu: 259939
Số trang: 16
Định dạng: doc
Dung lượng file: 107 Kb
Chuyên mục: Luật
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ BẢO HIẾN TRONG LUẬT VIỆT NAM
1. Phần mở đầu:
Ngày nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) ghi nhận : “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”. Những đặc trưng cơ bản nhất của một Nhà nước pháp quyền nói chung là tính thượng tôn pháp luật và bảo đảm dân chủ. Trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay, chúng ta cần phải tạo dựng và phải tiếp tục hoàn thiện, đảm bảo có được hai đặc trưng đó. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi chúng ta phải thực hiện rất nhiều việc và trong thời gian lâu dài mới có thể xây dựng được. Trong bài báo cáo này nhóm chúng tôi sẽ đề cập đến một trong những việc đó. Đó chính là xây dựng “cơ chế bảo hiến”.
Bảo hiến là vấn đề đặc biệt được coi trọng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là đối với các nước xây dựng mô hình Nhà nước pháp quyền. Hiện nay, chúng ta đang xây dựng Nhà nước pháp quyền cho nên việc nghiên cứu về vấn đề bảo hiến trở nên hết sức cần thiết. Chúng ta đã có cơ chế bảo hiến hay chưa? Cơ chế bảo hiến hiện nay như thế nào? Hiệu quả chưa? Nếu chưa thì cơ chế bảo hiến nào là hiệu quả? Chúng ta phải nghiên cứu để có được câu trả lời hợp lí nhất cho những câu hỏi đó. Chúng ta phải nghiên cứu để xây dựng, để có được cơ chế bảo hiến hữu hiệu trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề này nhưng vẫn có nhiều ý kiến khác nhau. Và thực tiễn ở Việt Nam cho thấy nghiên cứu về vấn đề bảo hiến là một vấn đề không kém tính thời sự. Việc nghiên cứu này đang diễn ra thường xuyên ở các diễn đàn khoa học. Chúng tôi, với tư cách là những người đang học tập, nghiên cứu về khoa học pháp lý cũng muốn tìm hiểu về vấn đề này.
Với chuyên đề “Đề xuất cơ chế bảo hiến trong luật Việt Nam”, nhóm chúng tôi mong muốn được góp ý kiến trao đổi về vấn đề này, để cùng nhau đi đến một sự đồng thuận, cùng đi tìm và xây dựng cơ chế bảo hiến thích hợp nhất ở nước ta.
2. Phần nội dung:
2.1. Khái niệm bảo hiến, cơ chế bảo hiến và vai trò của bảo hiến:
2.1.1. Bảo hiến:
- Theo nghĩa hẹp: bảo hiến (bảo vệ hiến pháp) về ý nghĩa cốt lõi được hiểu là kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật, là xem xét xem những đạo luật được đưa ra có phù hợp với tinh thần và nội dung của Hiến pháp hay không. Theo cách hiểu này, bảo hiến không nhằm vào các văn bản dưới luật. Sự bảo hiến chỉ nhằm vào những đạo luật do Quốc hội đưa ra.
- Theo nghĩa rộng: bảo hiến được hiểu là kiểm soát tính hợp hiến của các hành vi của các định chế chính trị được quy định trong Hiến pháp. Thực tiễn của chế độ bảo hiến ở các nước cho thấy, các định chế bảo hiến được sinh ra không chỉ đơn thuần là kiểm soát tính hợp hiến của hành vi lập pháp. Toà án Hiến pháp ở nhiều quốc gia châu Âu bên cạnh việc kiểm soát tính hợp hiến của các đạo luật của Nghị viện còn thực hiện nhiều chức năng khác để bảo vệ nội dung và tinh thần của Hiến pháp như giải quyết tranh chấp giữa lập pháp và hành pháp, giữa liên bang và tiểu bang, giữa trung ương và địa phương; kiểm soát tính hợp hiến trong hành vi của Tổng thống cũng như của các quan chức trong bộ máy hành pháp .
2.1.2. Cơ chế bảo hiến:
Theo nghĩa rộng: cơ chế bảo hiến là toàn bộ những yếu tố, phương tiện, phương cách và biện pháp nhằm bảo đảm cho Hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm Hiến pháp có thể xảy ra.
Theo nghĩa hẹp: cơ chế bảo hiến là một thiết chế được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc và quy định của pháp luật để thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm cho Hiến pháp được tôn trọng, chống lại mọi sự vi phạm Hiến pháp có thể xảy ra
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 604
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 890
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 522
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 358
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 16