Mã tài liệu: 237151
Số trang: 14
Định dạng: doc
Dung lượng file: 88 Kb
Chuyên mục: Luật
I. Khái quát chung
Khi tham gia các quan hệ pháp luật dân sự, nhìn chung các chủ thể có quyền và có nghĩa vụ tương ứng với nhau , lợi ích của chủ thể quyền phụ thuộc hành vi thực hiện nghĩa vụ của chủ thể có nghĩa vụ.
Trong trường hợp chủ thể có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì lợi ích của chủ thể quyền bị ảnh hưởng. Để bảo đảm nghĩa vụ dân sự được thực hiện, pháp luật dân sự Việt Nam quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, theo đó, khi chủ thể có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ của mình thì quyền và lợi ích của chủ thể quyền được bảo đảm (bảo vệ) thông qua việc xử lý tài sản bảo đảm hoặc thông qua hành vi thực hiện nghĩa vụ của bên thứ ba (trong trường hợp bảo lãnh). Việc các chủ thể xác lập một hay nhiều biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự cũng có nghĩa là các chủ thể đã giao kết một hay nhiều giao dịch bảo đảm .Về nguyên tắc, để giao dịch bảo đảm có hiệu lực pháp luật thì giao dịch bảo đảm phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung.
Bộ luật Dân sự năm 1995 quy định 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và phạt vi phạm. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành các quy định về giao dịch bảo đảm trong Bộ luật Dân sự 1995 có các văn bản: Nghị định 165/1999/NĐ-CP ngày 19/11/1999 về giao dịch bảo đảm, Nghị định 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Nghị định 85/2002/NĐ-CP ngày 25/10/2002 sửa đổi, bổ sung Nghị định 178/1999/NĐ-CP, Thông tư liên tịch 03/2001/TTLT-NHNN-BTP-BCA-BTC-TCĐC ngày 23/4/2001 về xử lý tài sản bảo đảm.
Bộ luật Dân sự 2005 (sau đây viết tắt là BLDS) được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005, có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 quy định 7 biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, gồm: cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lãnh và tín chấp. Quy định chi tiết các quy định của BLDS về giao dịch bảo đảm có Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao dịch bảo đảm.
Nghiên cứu các quy định hiện hành về giao dịch bảo đảm, chúng tôi nhận thấy một số vấn đề về tài sản bảo đảm, đăng ký giao dịch bảo đảm, thứ tự ưu tiên thanh toán và phương thức xử lý tài sản bảo đảm chưa được quy định thống nhất, chưa hợp lý cần trao đổi, xem xét, hoàn thiện trong thời gian tới .
II. Các vấn đề cụ thể
1. Tài sản bảo đả
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 424
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 454
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 611
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 428
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 371
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 361
⬇ Lượt tải: 18