Mã tài liệu: 214934
Số trang: 14
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 253 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
Nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) của Việt Nam tăng trưởng với nhịp độ cao,
đến năm 2004 đã đạt sản lượng 1.150.100 tấn, góp phần tích cực trong
đảm bảo thực phẩm cho tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. ở nước ta nuôi
trồng thuỷ sản quy mô nông hộ là hình thức canh tác phổ biến, đóng góp
tới 70% sản lượng NTTS của cả nước. Hình thức canh tác này đặc biệt
phù hợp người dân nghèo do có quy mô nhỏ, đầu tư thấp, tận dụng sức
lao động nông nhàn, thuận lợi với các giới, công nghệ tương đối đơn
giản, dễ giải quyết đầu ra của sản phẩm thu được.
Các tỉnh miền núi Tây Bắc như Hoà Bình, Sơn La và Lai Châu có tỷ
lệ đói nghèo cao (tương ứng là 28,28%, 39,05% và 52,93%) .
Trong khi đó xét về nguồn lợi tự nhiên cũng như các điều kiện kinh tế
- xã hội khác, các tỉnh này có và tiềm năng thuỷ sản rất lớn. Nhằm
góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển
kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc, đẩy nhanh tiến độ của công cuộc xoá
đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc ở đây, Bộ thuỷ sản triển khai
Chương trình SAPA , Dự án VIE98/009/01/NEX . Mục tiêu
của chương trình, dự án là: góp phần xoá đói giảm nghèo và tăng
cường an ninh lương thực cho các cộng đồng các dân tộc miền núi
thông qua việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở quy mô nông hộ. Để
đạt được mục tiêu trên, bên cạnh sự tham gia tích cực của cộng đồng
các dân tộc, cán bộ khuyến ngư và các nhà khoa học nhằm phát triển
nghề nuôi thuỷ sản miền núi có năng suất, sản lượng và hiệu quả, cần
một giải pháp về cải tiến quy trình kỹ thuật phù hợp với miền núi ở
quy mô nông hộ. Chính vì vậy, đề tài khoa học chuyên sâu với tiêu
đề: " Hiện trạng và giải pháp kỹ thuật nhằm phát triển nuôi trồng
thuỷ sản quy mô hộ gia đình ở ba tỉnh miền núi Tây Bắc" được
thực hiện.
2
1. Mục tiêu của đề tài:
Góp phần phát triển NTTS ở các tỉnh miền núi phía Bắc trên cơ sở
giới thiệu những giải pháp, đặc biệt là các giải pháp kỹ thuật -
công nghệ phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế- xã hội đặc
thù của vùng.
2. Nội dung của đề tài :
- Điều tra tình hình kinh tế - xã hội nói chung và đánh giá tiềm năng nuôi
trồng thuỷ sản nói riêng của 3 tỉnh Hoà Bình, Sơn La và Lai Châu.
- Xác định những khó khăn, đặc biệt là những tồn tại về mặt công
nghệ (kỹ thuật), trong nuôi trồng thuỷ sản ở các tỉnh nói trên.
- Đề ra những giải pháp chung cũng như những công nghệ (kỹ thuật)
cải tiến phù hợp với vùng nghiên cứu và thử nghiệm các công nghệ đó
trên quy mô nông hộ. Đánh giá hiệu quả của các giải pháp chung,
cũng như của các mô hình trong việc nâng cao năng suất, sản lượng,
và hiệu quả của sản xuất.
3. ý nghĩa của đề tài
Trước hết, về khoa học đã phát triển và thử nghiệm có kết quả các quy
trình kỹ thuật phù hợp với nuôi trồng thuỷ sản quy mô nông hộ cho các
dân tộc miền núi nhờ áp dụng phương pháp tham gia cộng đồng. Qua đó
góp phần thúc đẩy phát triển nuôi trồng thuỷ sản miền núi.
ý nghĩa thực tiễn về kinh tế - xã hội của đề tài là góp phần quan trọng
cho sự thành công của dự án VIE/98/009/01/NEX, qua đó giúp người
dân phát triển sinh kế, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi
trường, giảm phá rừng Ngoài ra, luận án có thể được sử dụng làm
căn cứ cho xây dựng kế hoạch nghiên cứu cũng như các chương trình
khuyến ngư sát với thực tiễn hơn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 317
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 359
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 660
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 489
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 494
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 293
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 483
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 556
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 615
⬇ Lượt tải: 22
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 16