Mã tài liệu: 245722
Số trang: 173
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 676 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
MỞ ĐẦU
Ý nghĩa và tính cấp thiết của luận án
Kinh tế Việt Nam đang trên con đường hoà nhập với nền kinh tế thế
giới, nơi mà mọi hoạt động đều vận hành theo những qui ước, điều lệ, những
thông lệ mang tầm vóc toàn cầu chứ không chỉ đơn thuần là địa phương cục
bộ. Gia nhập Tổ chức thương mại toàn cầu – WTO là sự lựa chọn đúng và
thích hợp trong giai đoạn hiện nay cho tất cả các quốc gia khi muốn hoà nhập
với nền kinh tế thế giới. Trước những thách thức của quá trình hội nhập, để có
thể trụ vững khi gia nhập tổ chức này, đã thúc đẩy mọi thành phần kinh tế,
mọi ngành nghề đều phải tự chuyển mình và phát triển nhanh về mọi mặt,
cho đến khi Việt Nam chính thức được công nhận trở thành thành viên của
WTO thì các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh được ở mức cơ bản
trước các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều ưu thế vượt trội.
Cũng những mọi ngành nghề khác, ngành nông nghiệp Việt Nam nói
chung, ngành trái cây Đồng Bằøng Sông Cửu Long, đang đứng trước thách thức
là vừa phải cùng hoà mình với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, lại vừa phải
đảm bảo sự tăng trưởng về chất lượng nhằm nâng cao tính cạnh tranh trước
những hàng hóa cùng loại của các quốc gia khác trên thế giới. Với sự hiểu
biết ngày càng nhiều về tác dụng tích cực của hàng hóa trái cây, rau củ đối
với sức khỏe con người, nhu cầu tiêu thụ những mặt hàng này ngày càng tăng,
nhất là tại các thị trường phát triển trên thế giới. Trước cơ hội đó, cùng với
năng lực sản xuất rất có tiềm năng của ngành trái cây Việt Nam, “ Đề án
chiến lược xuất khẩu rau quả đến năm 2010” của Bộ thương mại được xây
dựng với mục tiêu đạt giá trị xuất khẩu 1.000 triệu USD vào một số thị trường
có chủ đích đến năm 2010 có thể được xem là một nổ lực của ngành rau quả
Việt Nam nhằm thúc đẩy lượng rau quả xuất khẩu. Tuy nhiên, thực trạng về
ngành rau quả của Việt Nam nói chung, chất lượng của hàng hóa trái cây
Đồng Bằøng Sông Cửu Long vẫn còn đang trong tình trạng còn rất thấp chưa
thể đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng. Nếu không có sự tích cực
chuyển biến nào kể từ thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, thì rất khó để toàn
ngành nông nghiệp Việt Nam đạt được mục tiêu tăng trưởng này.
Theo nhận định của các chuyên gia thì hàng hóa trái cây Việt Nam có
những loại được xem là ngon, tuy nhiên thực tế là sản lượng hàng hóa trái cây
Việt Nam xuất khẩu lại có chiều hướng giảm dần. Vì sao lại có hiện tượng
này? Theo nghiên cứu của tác giả và thông qua một số công trình nghiên cứu
khác về trái cây thì sự giảm sút này là do yếu tố công nghệ lạc hậu, yếu tố
khoa học kỹ thuật kém phát triển, chưa hình thành được những vùng nguyên
liệu rộng lớn, vùng chuyên canh cây ăn trái chiến lược để có thể đủ sức đáp
ứng yêu cầu xuất khẩu với khối lượng lớn, chất lượng ổn định, mặt hàng đa
dạng
Cho đến hiện tại, dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu, các hội thảo chuyên
đề nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao sản lượng, chất lượng cho hàng hóa
trái cây xuất khẩu, nhưng vẫn chưa có nghiên cứu nào nhìn nhận vấn đề này ở
góc độ dịch vụ. Trong khi ở các nước phát triển, lĩnh vực dịch vụ cung ứng cho
ngành trái cây đóng vai trò hết sức quan trọng để tạo được sức cạnh tranh cho
hàng hóa trái cây trên thị trường. Hàm lượng giá trị của dịch vụ luôn đóng góp
tỉ trọng lớn trong tổng giá trị hàng hóa trái cây xuất khẩu. Đồng thời một
trong những điều kiện khi đàm phán với các nước thành viên để gia nhập tổ
chức WTO, Việt Nam Cam kết sẽ phải mở rộng cửa ngành dịch vụ để thu hút
vốn đầu tư nước ngoài sau ba năm từ khi gia nhập.
Tập trung phát triển các hoạt động dịch vụ phục vụ cho hàng hóa trái
cây xuất khẩu là hướng đi đúng cấp bách và cần thiết trong giai đoạn hội
nhập như hiện nay nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa trái cây trên
thị trường xuất khẩu. Ngành trái cây Việt Nam nói chung, ngành trái cây
Đồng Bằøng Sông Cửu Long nói riêng đang đứng trước một thời cơ, nhưng
cũng là một thử thách là làm thế nào để có thể hoàn thiện và phát triển mạnh
hệ thống những dịch vụ đầu vào và dịch vụ đầu ra có liên quan đến hàng hóa
trái cây xuất khẩu với chất lượng cao, để hàng hóa trái cây xuất khẩu đáp ứng
được những điều kiện khắc khe của thị trường xuất khẩu.
Vì vậy luận án “Nghiên Cứu Phát Triển Một Số Dịch Vụ Sản Xuất –
Xuất Khẩu Hàng Hóa Trái Cây Đồng Bằng Sông Cửu Long” mà tôi chọn là
nghiên cứu cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay của ngành trái cây
Đồng Bằøng Sông Cửu Long trước thời cơ và thử thách mới.
ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Hệ thống hóa những lý thuyết về dịch vụ, dịch vụ trong nông nghiệp
trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi từ một nền kinh tế bao
cấp sang một nền kinh tế chuyển đổi trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Nêu bật được tầm quan trọng của dịch vụ đối với sự phát triển ngành nông
nghiệp nói chung, trái cây xuất khẩu nói riêng. Việt Nam chuẩn bị gia nhập
WTO, trong đó đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ là vấn đề rất được sự quan tâm và
chú ý của các quốc gia thành viên WTO, vì vậy hiểu biết về dịch vụ để có sự
nhận thức rộng rãi trong các cơ quan quản lý Nhà nước, trong toàn xã hội là
hết sức cần thiết nhằm tạo cơ sở vận dụng vào thực tiễn và triển khai có chất
lượng các dịch vụ được cung ứng trong nông nghiệp nói chung.
Đồng thời trong phần lý luận còn đề cập đến lý thuyết về cung cầu trong
dịch vụ, sự can thiệp cần thiết của Chính phủ đối với những dịch vụ cần thiết
cho sự phát triển nói chung của xã hội, nhưng không được sự quan tâm và đầu
tư của các thành phần kinh tế khác.
Thu thập những kinh nghiệm phát triển thành công các dịch vụ hỗ trợ
cho sản xuất trong nông nghiệp, cho hoạt động xuất khẩu trái cây của một số
nước. Đây sẽ là những kinh nghiệm qúi báu và sẽ là cơ sở tham khảo có giá
trị cho việc phát triển hoạt động dịch vụ của Vùng trong thời gian đến. Kết
hợp với những số liệu sơ cấp và thứ cấp làm cơ sở cho việc so sánh và phân
tích thực trạng một số dịch vụ “đầu vào – đầu ra” có liên quan đến hàng hóa
trái cây xuất khẩu Đồng Bằøng Sông Cửu Long trong chương 2 và một số giải
pháp đề xuất trong chương 3. Đồng thời luận án cũng đã tiến hành thu thập số
liệu về nhận thức và những đánh giá khách quan của các nhà vườn, nông hộ
về thực trạng một số hoạt động dịch vụ. Ngoài ra trong chương 2 cũng đề cập
đến những mô hình cung ứng dịch vụ trong nông nghiệp.
Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát triển một số dịch vụ “đầu
vào” và “đầu ra” phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu hàng hóa trái cây. Các
giải pháp này được sắp xếp theo hình thức lôgíc biện chứng trong đó kết quả
của những giải pháp trước sẽ là nền tảng chất lượng cho phép thực hiện thành
công các giải pháp kế tiếp. Các giải pháp sẽ tạo thành một chuỗi liên hoàn
các giá trị mà kết quả cuối cùng là để phát triển thành công các hoạt động
dịch vụ, tăng tính cạnh tranh và sản lượng cho hàng hóa trái cây xuất khẩu
Đồng Bằøng Sông Cửu Long.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Nghiên cứu có hệ thống và toàn diện cơ sở lý luận về dịch vụ, dịch vụ
trong nông nghiệp, những đặc điểm của dịch vụ trong nông nghiệp, vai trò của
dịch vụ, phân loại dịch vụ đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp trong
đó có trái cây.
Làm rõ vai trò của dịch vụ công, dịch vụ hành chính sự nghiệp đến sự
phát triển của ngành nông nghiệp, qua đó đã củng cố về mặt lý luận về tầm
quan trọng của loại hình dịch vụ này đối với sự phát triển của ngành trái cây,
cũng như đối với hàng hóa trái cây xuất khẩu Đồng Bằøng Sông Cửu Long.
Phân tích thực trạng dịch vụ bảo hiểm cho ngành trái cây, để tìm ra
được nguyên nhân gốc rễ đã dẫn đến thực trạng là dịch vụ bảo hiểm chưa thể
thâm nhập được vào ngành trái cây. Từ đó đề xuất giải pháp khắc phục.
Đề xuất những giải pháp hoàn thiện các hoạt động dịch vụ có liên quan
đến trái cây Đồng Bằøng Sông Cửu Long, nhằm đưa hoạt động các dịch vụ liên
quan lên một tầm cao mới với sự chuyên nghiệp và chuyên môn hóa cao và
có sự liên kết mang tính hệ thống. Đồng thời, các giải pháp được hình thành
theo hướng công nghiệp hóa và chuyên môn hóa cao. Những giải pháp được
đưa ra trong một hệ thống có sự liên kết chặt chẽ từ đầu vào cho đến đầu ra,
dịch vụ đi trước sẽ tạo nền chất lượng cho dịch vụ sau và kết quả cuối cùng là
vì sự phát triển của ngành trái cây, nâng cao chất lượng nhằm tăng mạnh sản
lượng hàng hóa trái cây xuất khẩu.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Luận án chỉ tập trung nghiên cứu vào một số dịch vụ có liên quan đến
hàng hóa trái cây xuất khẩu Đồng Bằøng Sông Cửu Long. Tuy nhiên vì hoạt
động dịch vụ liên quan đến hàng hóa trái cây xuất khẩu có phạm vi rất rộng,
luận án chỉ tập trung vào một số dịch vụ mà tác giả cho rằng cần thiết và cốt
lõi. Những hoạt động dịch vụ như giao nhận ngoại thương, vận tải, bưu chính
viễn thông, tài chính – tín dụng, ngân hàng đã được nhiều nghiên cứu khoa
học khác phân tích và đề xuất những giải pháp khả thi. Đồng thời, qua nghiên
cứu điều tra, tác giả đã nhận định một số dịch vụ khác có ảnh hưởng đến
ngành sản xuất trái cây Đồng Bằøng Sông Cửu Long, cần tập trung phát triển
trước. Vì vậy những dịch vụ kể trên sẽ không đưa vào phạm vi nghiên cứu của
luận án này. Đồng thời, lĩnh vực chế biến trái cây cũng sẽ không được đề cập
nghiên cứu sâu, vì hiện nay vấn đề hóa chất dùng bảo quản trái cây chế biến
đang còn nhiền tranh luận về tác dụng phụ giữa các nhà khoa học trên thế
giới.
Đối với thị trường nội địa, cũng sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu của
luận án này.
Phạm vi nghiên cứu chủ yếu tập trung tại vùng Đồng Bằøng Sông Cửu
Long, đặc biệt là ở những Tỉnh có sự phát triển về sản xuất cây ăn quả có
tiềm năng như Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Cần Thơ. Các cơ quan, tổ
chức như Viện cây ăn quả, Sở Thương mại, sở nông nghiệp và phát triển nông
thôn trên địa bàn Đồng Bằøng Sông Cửu Long cũng thuộc phạm vi nghiên cứu
của luận án.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tác giả đã sử dụng phương pháp lôgíc biện chứng và lôgíc lịch sử để
phân tích, nhận định thực trạng một số dịch vụ phục vụ cho trái cây xuất khẩu.
Để giải quyết những thực trạng đang tồn tại của hoạt động dịch vụ có liên
quan, luận án đã sử sụng những phương pháp cụ thể như sau:
Trong chương 1, tác giả đã sử dụng phương pháp thu thập, tập hợp diễn
giải lý thuyết về dịch vụ, dịch vụ trong nông nghiệp, lý thuyết cung cầu dịch
vụ và dùng những phương pháp này kết hợp với phương pháp điều tra xã hội,
điều tra thực tế để thu thập những kinh nghiệm của một số nước.
Trong chương 2 đã sử dụng phương pháp điều tra xã hội, phân tích số
liệu đã thu thập, cùng với sử dụng các số liệu thứ cấp của các cơ quan quản lý
Nhà nước để minh chứng cho thực trạng của các đối tượng được nghiên cứu.
Trong chương 3 đã dùng phương pháp dự báo, phương pháp chuyên gia
để xác định những quan điểm và cơ sở đề xuất giải pháp. Đồng thời, tác giả
đã sử dụng phương pháp lôgíc hình thức đề xuất những giải pháp phát triển
một số dịch vụ sản xuất và xuất khẩu hàng hóa trái cây Đồng Bằøng Sông Cửu
Long.
Thông tin và số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận án được thu thập từ
những nguồn sách, báo chí, Internet, các hội thảo chuyên đề, các đề tài
nghiên cứu khoa học. Kết hợp với những thông tư, quyết định, văn bản niên
giám, báo cáo tổng hợp được ban hành của các cơ quan Nhà nước. Thông tin
sơ cấp được thu thập từ những điều tra của tác giả tại các Tỉnh Đồng Bằøng
Sông Cửu Long với các nhà vườn, nhà nông và ngay cả một số cán bộ quản lý
Nhà nước. Kết hợp đi tham quan nhiều hội chợ triển lãm về nông nghiệp
Vùng Đồng Bằøng Sông Cửu Long trong giai đoạn 2002 – 2004. Tác giả cũng
tham gia trong các chuyến đi của Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tại
Singapore, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan Số liệu sơ cấp và thứ cấp được sử
dụng trong luận án thu thập trong giai đoạn 2001 – 2005
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 173
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 480
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 571
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 591
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 239
👁 Lượt xem: 386
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 174
👁 Lượt xem: 360
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 394
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 264
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 173
👁 Lượt xem: 336
⬇ Lượt tải: 16