Mã tài liệu: 234613
Số trang: 108
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 3,327 Kb
Chuyên mục: Quản trị kinh doanh
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
Với thời gian trên dưới 15 năm để một sản phẩm chưa từng được biết đến, sản
xuất từ một loài cá vốn có giá trị không cao, nhờ sức sáng tạo của người lao động
Việt Nam kết hợp với đường lối mở cửa, hội nhập của Nhà nước, trở thành một “thế
lực” trên thị trường cá thịt trắng toàn cầu, với sản lượng sản phẩm xuất khẩu năm
2008 trên 640.000 tấn, giá trị xuất khẩu gần 1,5 tỷ USD. Xét một cách toàn diện, cá
tra phải được xếp đầu danh sách ít ỏi những sản phẩm nông sản có lợi thế của Việt
Nam trên thị trường thế giới, bởi trong khi chúng ta có cá tra xuất khẩu thì không
nước nào khác có. Trung Quốc và Ấn Độ cũng xuất khẩu sản phẩm cá nheo tương
tự nhưng sản lượng không đáng kể và chiếm một thị phần không đáng kể so với cá
tra của Việt Nam. Với giá trị xuất khẩu cao và vai trò ý nghĩa quan trọng của cá tra
đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung, chính
phủ đã xác định cá tra là sản phẩm xuất khẩu chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao trên
thị trường quốc tế, đồng thời chính phủ yêu cầu thành lập Ban chỉ đạo sản xuất, tiêu
thụ cá tra do Bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đứng đầu. Đây là
những bước đi ban đầu nhằm đưa con cá tra trở thành sản phẩm xuất khẩu chiến
lược của ngành thủy sản Việt Nam.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi thế vốn có vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và
những nỗ lực của các thành phần trong ngành sản xuất cá tra xuất khẩu, thực trạng
hoạt động của ngành lại đang bộc lộ nhiều biểu hiện phi hiệu quả, đe dọa nghiêm
trọng đến vị thế của sản phẩm cá tra xuất khẩu. Trong đó, những vấn đề nổi bật nhất
bao gồm sự yếu kém trong công tác quản lý ngành, tình trạng phát triển tự phát,
manh mún, thiếu quy hoạch và thiếu sự liên kết giữa các thành phần trong ngành;
những khó khăn trong việc truy xuất nguồn gốc cũng như việc kiểm soát chất lượng
đầu ra ở mỗi khâu do tính tự phát của hoạt động sản xuất; sự thiếu đồng bộ về cơ sở
vật chất hạn chế sự trao đổi và xử lý thông tin giữa các thành phần của ngành. Giải
pháp hợp nhất theo ngành dọc được các công ty chế biến áp dụng chỉ mang lại hiệu
quả trong ngắn hạn, trong dài hạn tính khép kín các công đoạn sản xuất trong một
chủ thể từ quy hoạch vùng nguyên liệu, xây dựng hệ thống phân phối, thậm chí sản
xuất con giống và thức ăn chăn nuôi sẽ bộc lộ nhiều nguy cơ đe dọa tính bền vững
và hiệu quả, không phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại, ở đó tính chuyên
nghiệp và chuyên môn hóa là ưu tiên hàng đầu.
Xét trong bối cảnh xu hướng của cạnh tranh quốc tế, khi mà sự cạnh tranh
không chỉ đơn thuần là giữa các doanh nghiệp, mà là giữa các chuỗi cung ứng, thì
xây dựng chuỗi cung ứng được xem như là một tài sản chiến lược, có tác động quyết
định đến sư thành công trong công việc kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác,
nếu xét góc độ quản lý và vận hành hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở Đồng
bằng sông Cửu Long, việc xây dựng mô hình chuỗi cung ứng sẽ cơ bản giúp giải
quyết những hạn chế, tồn tại, từ đó đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của ngành.
Trong phạm vi bài nghiên cứu, doanh nghiệp chế biến được xem là người khởi
xướng và giữ vai trò chủ đạo, do lợi thế về quy mô, tổ chức, tín dụng cũng như khả
năng tiếp xúc và chi phối nguồn thông tin cho toàn bộ hoạt động của chuỗi so với
các thành phần khác như người sản xuất con giống hay các trang trại nuôi cá. Trên
cơ sở đó, việc xây dựng chuỗi cung ứng cho mặt hàng cá tra xuất khẩu ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long được tiếp cận theo hướng tạo dựng cơ chế hợp tác trên năm lĩnh
vực – thông tin, sản xuất, hàng tồn kho, vận tải và định vị - giữa các thành phần
trong hoạt động sản xuất thông qua việc thiết kế một mạng lưới phân phối cho
chuỗi, từ đó khơi thông ba dòng chảy chính của chuỗi cung ứng – dòng thông tin,
dòng hàng hóa và dòng tài chính. Cách tiếp cận này đảm bảo vừa tận dụng được
những cơ sở vật chất hiện có của hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu, vừa khắc phục
được tính phi hiệu quả, thiếu bền vững của hoạt động sản xuất hiện tại.
Dựa trên cơ sở lý thuyết về chuỗi cung ứng và xây dựng chuỗi cung ứng thông
qua việc thiết kế mạng lưới cung ứng phù hợp, kết hợp với những đặc trưng của
hoạt động sản xuất cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, nhóm nghiên cứu đã đề
xuất một mô hình chuỗi cung ứng khả thi gắn kết các thành phần tham gia sản xuất,
từ đó khắc phục những tồn tại cho ngành. Để thục hiện mục tiêu này, đề tài kiến
nghị hai nhóm giải pháp đồng bộ, bao gồm nhóm giải pháp vi mô đối với từng thành
phần tham gia vào chuỗi và nhóm giải pháp vĩ mô đối với các Bộ Ban ngành liên
quan đến hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Vấn đề
cốt lõi khi đưa ra nhóm giải pháp vĩ mô là phải tách bạch giữa vai trò hỗ trợ về mặt
hoạch định chính sách chủ trương, khung pháp ly của các cơ quan chức năng đối với
hoạt động sản xuất cá tra xuất khẩu ở Đồng Bằng Sông Cửu Long với chức năng
quản lý của các chủ thể kinh tế, do mô hình chuỗi cung ứng chỉ là mối quan hệ giữa
các chủ thể kinh tế tham gia vào chuỗi
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 748
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 572
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 379
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 351
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 173
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 173
👁 Lượt xem: 346
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 712
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 319
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 17