Mã tài liệu: 291191
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 2,410 Kb
Chuyên mục: Sinh học
Theo Young S. L. (1993), kĩ thuật vi bao được định nghĩa như sau: đó là kĩ thuật bao gói các chất rắn, lỏng hay khí (chất nền) vào trong một lớp vỏ bao cực mỏng, lớp vỏ này sẽ giữ và bảo vệ chất nền không bị biến đổi làm giảm chất lượng (đối với những chất nền mẫn cảm với nhiệt) hay hạn chế tổn thất (đối với chất nền dễ bay hơi), nó chỉ giải phóng các chất nền này ra ngoài trong một số điều kiện đặc biệt.
Các chất được vi bao có thể ở dạng rắn, dạng lỏng hoặc khí. Nhưng để có thể vi bao được chúng phải được chuyển thành dạng dung dịch, dạng keo hoặc dạng nhũ tương. Sự tương thích của chất nền và chất bao là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả vi bao. Vì thế mà chất nền luôn được xử lí trước nhằm nâng cao hiệu quả vi bao.
Chất bao có thể là những polime thẩm thấu được, bán thấm hoặc không thể thấm qua được, tuỳ thuộc vào yêu cầu vi bao mà loại vật liệu bao được lựa chọn. Chất bao thẩm thấu được là loại chất bao có khả năng giải phóng chất nền ở những điều kiện nhất định. Chất bao bán thấm thì không cho chất nền thấm qua nhưng lại cho phép những chất có phân tử lượng nhỏ thấm vào. Vì vậy, những hạt này có khả năng hấp thụ những chất từ môi trường này và sau đó giải phóng chúng khi gặp một môi trường khác. Còn chất bao không cho thẩm thấu qua thì bảo vệ chất nền hoàn toàn khỏi môi trường bên ngoài. Khi muốn giải phóng chất nền thì ta phải dùng đến áp suất, nhiệt độ hay hoà tan hạt vi bao vào dung môi. Khả năng phóng thích chất nền qua màng bao có thể điều khiển thông qua điều chỉnh độ dày của màng này.
(...trích đồ án)
Mục lục
Chương 1: Các khái niệm cơ bản về vi bao
1.1 Khái niệm
1.2 Ứng dụng
1.3 Các phương pháp vi bao nói chung
1.3.1 Sấy phun (Spray drying)
1.3.2 Sấy lạnh
1.3.3 Vi bao sử dụng đĩa quay
1.3.4 Vi bao sử dụng phương pháp Co-extrusion
1.3.5 Ép đùn
1.3.6 Hóa lỏng chất bao
1.3.7 Kỹ thuật tạo giọt tụ
1.3.8 Kỹ thuật RESS/SAS/PGSS
Chương 2: Các phương pháp vi bao dầu cá
2.1 Giới thiệu về dầu cá và các sản phẩm dầu cá vi bao
2.2 Nguyên lý chung trong vi bao dầu cá
2.3 Phương pháp xác định hiệu quả vi bao
2.4 Các phương pháp được dùng trong vi bao dầu cá
Chương 3: Kết luận
Tài liệu tham khảo
(67 trang)
-----------------------------------
SVTH: Trường ĐHBK TPHCM
GVHD: TS. Lại Mai Hương
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 44
👁 Lượt xem: 1314
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem