Mã tài liệu: 299952
Số trang: 17
Định dạng: rar
Dung lượng file: 261 Kb
Chuyên mục: Sinh học
Triaxilglyxerol (còn gọi là mỡ trung tính hoặc triglyxerit) là chất béo dụ trữ quan trọng ở động vật (mỡ) & thực vật (dầu). Dầu thực vật có nhiều trong quả & hạt các loại cây có dầu như: lạc, dừa, thầu dầu, vừng, quả mỡ v.v. Hàm lượng dầu (tính theo phần trăm khối lượng khô không khí) của nhân hạt thầu dầu vào khoảng 65-70% ;hạt vừng 48-63% ;lạc 40-60% ;cùi dừa già 42% & của hạt đậu tương 18%. Hàm lượng dầu thay đổi tuỳ theo giống, chế độ phân bón, giai đoạn sinh trưởng, phát triển v.v.
Ở động vật, mỡ thường tập trung trong các mô mỡ. Thành phần của mô mỡ động vật gồm 70-97% là mỡ,chỉ có 0,5-7,25 protein, 2-21% nước, các chất khác chỉ chiếm một tỷ lệ rất thấp. tỷ lệ này có thể thay đổi tuỳ giống,tuổi, mức độ béo, vị trí tích lũy mỡ. Thông thường mỡ được tích lũy ở các tế bào dưới da, gần thận, trong hốc bụng, xung quanh ruột non v.v. Ngòai ra trong tuỷ sống não, hàm lượng chất béo cũng khá cao, có thể đạt từ 14 đến hơn 20% khối lượng tươi.
Các chất béo dự trữ có vai trò quan trọng đối với cơ thể. Nó là nguồn dự trữ năng luợng của cơ thể. Oxy hóa hoàn toàn 1g mỡ giải phóng 9,3kcal gấp hơn 2 lần nhận được khi oxy hoá 1g protein hay glucose.
Khi thuỷ phân mỡ trung tính thường nhận được các axit béo có số nguyên tử cacbon chẵn (từ 14-22 cacbon), thường gặp nhất là các axit béo có 16 hoặc 18 cacbon. Các axit béo này có thể là no hoặc không no. Mạch cacbon của axit béo no thường có dạng chữ chi kéo dài ;còn các axit béo không no, dạng cis, mạch cacbon bị uốn cong 30o & dạng trans lại có chuỗi mạch cacbon không khác mấy so với axit béo no. Trong tự nhiên các axit béo không no thường gặp ở dạng cis. Có giả thiết cho rằng sự uốn cong mạch cacbon của các axit béo không no dạng cis có ý nghĩa quan trọng đối với màng sinh học....
-------------------------------------------------------
MỤC LỤC
I. LIPID DỰ TRỮ
1) TRIAXILGLYXEROL
1.1 Chức năng, các dạng tồn tại trong tự nhiên
1.2 Cấu tạo
2) SÁP
2.1 Chức năng & dạng tồn tại trong tự nhiên
2.2 Cấu tạo hóa học của sáp
3) STERIT
II. LIPID CHỨC NĂNG
1) PHOSPHOLIPID
2) LIPOPROTEIN
3) GLYCOLIPIT
---------------------------------------------------
GVHD: TS Trần Bích Lam - Trường ĐHBK TPHCM
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 852
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 1092
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 868
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 733
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 708
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 1427
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 512
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 977
⬇ Lượt tải: 25