Mã tài liệu: 241548
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 194 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
Luận văn dài 119 trang: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình mới của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục và Đào tạo có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia trên thế giới. Những bài học về sự phát triển “thần kỳ” của các nền kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v , và một số quốc gia khác đã cho thấy giáo dục phát triển là yếu tố cơ bản để đẩy nhanh sự tăng trưởng kinh tế - xã hội.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai 2 của Ban chấp hành Trung ương khoá VIII khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu.” , quan điểm đó đã định hướng cho chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới của đất nước. Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần IX cũng đã đặt ra những nhiệm vụ cụ thể cho ngành Giáo dục và đào tạo. Đây cũng được xem như là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo.
Trước những yêu cầu đổi mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, trước sự phát triển nhanh, mạnh mẽ của kinh tế - xã hội, của khoa học - công nghệ nói chung và khoa học giáo dục nói riêng, chương trình và sách giáo khoa hiện hành đã bộc lộ những hạn chế. Chính vì vậy Quốc hội đã có Nghị quyết số 40/2000/QH10 vào ngày 09 tháng 12 năm 2000 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội Đại biểu toàn quốclần thứ IX của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 đã nêu rõ việc “khẩn trương biên soạn và đưa vào sử dụng ổn định trong cả nước chương trình và sách giáo khoa phổ thông, phù hợp với yêu cầu phát triển mới”.
Trước những biến đổi, xu thế phát triển hiện nay, không chỉ có Việt Nam mà rất nhiều nước trên thế giới đã thực hiện việc đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội của mỗi đất nước. Trong bối cảnh đó nền giáo dục Việt Nam cũng có nhiều đổi mới. Bên cạnh các môn học tự nhiên và xã hội, tiếng Anh là phương tiện để người học có thể tiếp cận nhanh chóng nhất tới các nền văn hoá và tri thức của thế giới. Mặc dù môn tiếng Anh có đặc điểm riêng nhưng cũng giống như các môn học khác cần được đổi mới nội dung chương trình để phù hợp hơn, đáp ứng được đòi hỏi của xã hội. Từ khi đổi mới chương trình THPT, việc dạy và học môn Tiếng Anh cũng có những thay đổi theo, nó ảnh hưởng đến các hoạt động dạy, kiểm tra, đánh giá của giáo viên và việc học tập của học sinh. Do vậy, việc quản lý hoạt động dạy và học tiếng Anh theo chương trình mới ở THPT cần những sự thay đổi thích ứng.
Trong những năm qua hoạt động quản lý hoạt động dạy học ở các trường THPT tỉnh Vĩnh Phúc nói chung và huyện Yên Lạc nói riêng vẫn theo cách làm truyền thống đã được hình thành từ nhiều thập kỷ trước Cách quản lý hoạt động dạy học của nhà trường nói chung và môn học tiếng Anh nói riêng phần lớn theo kinh nghiệm tự học hỏi nên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình mới của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có ý nghĩa thiết thực và đáp ứng yêu cầu ở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình mới của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, đề xuất một số biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Anh nói riêng và chất lượng dạy học trong nhà trường THPT nói chung, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình mới của Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình mới của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay công tác quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình mới của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả nhất định song bên cạnh đó còn có nhiều hạn chế. Nếu xây dựng được các biện pháp hợp lí và khả thi sẽ đáp ứng được các yêu cầu của chương trình mới góp phần nâng cao chất lượng dạy học tiếng Anh ở các trường THPT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình mới ở trường THPT
5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình mới ở các trường THPT ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc và nguyên nhân của thực trạng đó
5.3. Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình mới ở các trường THPT ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài
6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo chương trình mới của hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu ở 4 trường THPT thuộc huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Trường THPT Yên Lạc 1
Trường THPT Yên Lạc 2
Trường THPT Phạm Công Bình
Trường THPT Đồng Đậu
6.3 Giới hạn khách thể điều tra
Đề tài tiến hành khảo sát trên các đối tượng cụ thể sau:
- 4 Hiệu trưởng
- 7 Hiệu phó
- 4 Tổ trưởng tổ chuyên môn
- 4 Tổ trưởng tổ bộ môn
- 36 Giáo viên dạy tiếng Anh
- 120 HS của các khối lớp
7. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:
7.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài liệu lí luận, các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước có liên quan đến GD&ĐT, quản lý hoạt động dạy học nói chung và dạy học tiếng Anh nói riêng để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Chúng tôi xây dựng và sử dụng một hệ thống câu hỏi (xem phụ lục) để trưng cầu ý kiến của các cán bộ quản lý và giáo viên trường THPT để tìm hiểu thực trạng việc dạy học tiếng Anh theo chương trình mới.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng trong đề tài với mục đích quan sát cách thức quản lý, cách thực hiện hoạt động dạy và học môn tiếng Anh hiện nay của giáo viên và học sinh các trường THPT để thu thập tài liệu bổ sung cho kết quả điều tra.
7.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Chúng tôi tiến hành phỏng vấn một số Hiệu trưởng, Hiệu phó, tổ trưởng bộ môn và giáo viên dạy tiếng Anh của một số trường THPT để tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong quá trình dạy tiếng Anh và quản lý hoạt động dạy tiếng Anh theo chương trình mới nhằm góp phần làm rõ thực trạng.
7.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Nghiên cứu các đánh giá sản phẩm hoạt động giảng dạy, hoạt động chuyên môn của giáo viên và các sản phẩm hoạt động học của học sinh qua kết quả các bài kiểm tra, các bài thi, các kỹ năng học sinh thể hiện trong học tập tiếng Anh hiện nay.
7.3. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu thu được.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Phát hiện được thực trạng các biện pháp quản lý HĐDH tiếng Anh theo chương trình mới của Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất được một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý HĐDH tiếng Anh cho Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
9. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội dung chính của luận văn gồm:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình đổi mới ở các trường THPT.
- Chương 2: Thực trạng hoạt động quản lý dạy học tiếng Anh theo chương trình mới của hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học tiếng Anh theo chương trình mới của hiệu trưởng ở các trường THPT huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 169
👁 Lượt xem: 714
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 115
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 157
👁 Lượt xem: 600
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 141
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 437
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 659
⬇ Lượt tải: 19