Mã tài liệu: 257639
Số trang: 124
Định dạng: doc
Dung lượng file: 1,317 Kb
Chuyên mục: Tổng hợp
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong thập niên đầu và thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, nhân loại đang bước vào kỷ nguyên mới với sự bùng nổ và phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ. Trình độ dân trí và khả năng chiếm lĩnh khối lượng tri thức KHCN là thước đo đánh giá vị thế của quốc gia đó đối với toàn cầu. Con đường ngắn nhất để chinh phục khoa học công nghệ là cải cách giáo dục và đổi mới PPDH. Trong bối cảnh đó toàn Đảng, toàn dân ta tiếp tục đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ X chỉ đạo: “Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, nội dung, phương pháp dạy học; thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam”.
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng ta tiếp tục chỉ đạo: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước. Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế. Trong đó, đổi mới chương trình, nội dung, PP dạy và học, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển ĐNGV và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành.
Luật Giáo giáo dục năm 2009 đã đặt cơ sở pháp lý để phát triển nền giáo dục Việt Nam một cách bền vững. Luật Giáo giáo dục năm 2009 đã quy định mục tiêu giáo dục tiểu học như sau: Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở (Điều 27). Bên cạnh đó còn yêu cầu về phương pháp giáo dục: Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên (Điều 5).
Chỉ thị 3398/2011/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2011 về nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành trong năm học 2011 - 2012 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy - học và công tác quản lý giáo dục. Điều chỉnh nội dung dạy học theo hướng giảm tải, tiếp tục đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông; . Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý giáo dục; giáo viên các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên và trung cấp chuyên nghiệp; viên chức làm công tác thiết bị và thư viện. Đặc biệt chú trọng nội dung bồi dưỡng về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá.”
Như vậy trong những yêu cầu đổi mới về giáo dục đào tạo thì đổi mới về phương pháp dạy học có vị trí đặc biệt quan trọng, vì phương pháp dạy học phù hợp sẽ đem lại bộ mặt mới, sức sống mới cho giáo dục trong xã hội hiện đại. Như những triết lý về phương pháp dạy học: “Phương pháp là linh hồn của một nội dung đang vận động”; “Học phương pháp chứ không phải học dữ liệu”; “Thầy giáo tồi truyền đạt chân lí, thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân lí”; “Thầy giáo giỏi dạy cho mọi người hiểu, đồng thời phát huy khả năng tối ưu của mỗi người”.
Những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức. Các thành tựu đó đã khẳng định tính đúng đắn những quyết sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề giáo dục. Đánh giá về tình hình giáo dục hiện nay, Đảng và Nhà nước cũng đã nhận định rằng bên cạnh những thành tựu nói trên vẫn còn không ít những tồn tại, khuyết điểm; chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển, nhiều vấn đề còn hạn chế; khả năng chủ động, sáng tạo của HS, sinh viên ít được bồi dưỡng; năng lực thực hành của HS, sinh viên còn yếu; chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học còn lạc hậu, nặng nề, đổi mới chậm. Trước yêu cầu đổi mới để xây dựng và bảo vệ đất nước, trước sự phát triển của kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ nói chung và giáo dục nói riêng, vấn đề đổi mới “mạnh mẽ phương pháp dạy học” trở nên vô cùng cấp thiết.
Trong những năm qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước nói chung, các trường tiểu học ở huyện Bù Đăng nói riêng đã tổ chức nhiều hội thảo chuyên đề về đổi mới PPDH, việc đổi mới PPDH đã đem lại một số kết quả đáng trân trọng, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tuy nhiên, công tác quản lý về đổi mới PPDH ở một số trường còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Phần lớn chỉ dừng lại ở mức chủ trương, chưa đề ra những biện pháp cụ thể, hiệu quả; chưa chọn lọc được những nội dung thiết thực, trọng tâm; chưa tìm ra cách thức tổ chức quá trình đổi mới một cách khoa học, hữu hiệu nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục tiểu học phù hợp với đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước. Thậm chí, có không ít trường đã hướng sự chỉ đạo quản lý của mình chạy theo bệnh thành tích, chạy theo nhu cầu thi đua, xa rời mục đích đào tạo con người phát triển toàn diện, năng động và sáng tạo.
Xuất phát từ thực tiễn công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý trường tiểu học nói riêng, chúng tôi thấy rằng quản lý đổi mới phương pháp dạy học là điều hết sức quan trọng và cần thiết nhằm góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đề ra.
Từ những lý do trên, vấn đề: “Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước” được tác giả lựa chọn để nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề xuất một số biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục tiểu học theo xu hướng hội nhập.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1. Khách thể: Đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học.
3.2. Đối tượng: Các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học.
4. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học.
4.2. Giới hạn về khách thể điều tra: Khảo sát biện pháp quản lý về đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học.
4.3 Giới hạn về địa bàn khảo sát: Khảo sát 29 trường tiểu học trên địa bàn huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu nắm vững chủ trương đổi mới phương pháp dạy học, phân tích được thực trạng và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc đổi mới phương pháp dạy học, từ đó đề xuất được hệ thống các biện pháp đồng bộ và khả thi phù hợp thực tiễn tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước thì hiệu trưởng có thể quản lý tốt hơn việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu các vấn đề lý luận liên quan đến công tác quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học.
- Đánh giá thực trạng đổi mới PPDH, quản lý đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
- Đề xuất các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học của Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của tỉnh Bình Phước.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Hệ thống hoá các quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước. Phân tích, tổng hợp tài liệu các công trình nghiên cứu xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề quản lý đổi mới phương pháp dạy học.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Bao gồm các phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát, tổng kết kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia . nhằm khảo sát đánh giá thực trạng đổi mới phương pháp dạy học, quản lý đổi mới phương pháp dạy học và thu thập các thông tin có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
7.3. Phương pháp thống kê toán học: Xử lý kết quả điều tra và số liệu thu được bằng các phương pháp thống kê toán học thông qua các phần mềm máy tính.
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý đổi mới phương pháp dạy học ở trường tiểu học.
Chương 2: Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Chương 3: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Kết luận và khuyến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 157
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 550
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 520
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 467
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 801
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 468
⬇ Lượt tải: 16