Mã tài liệu: 49938
Số trang: 92
Định dạng: docx
Dung lượng file: 2,253 Kb
Chuyên mục: Kinh tế
Hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của mọi nền kinh tế.
Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung này. Thế nhưng quá trình hội nhập đâu chỉ có cơ hội mà còn có nhiều thử thách và khó khăn buộc chúng ta phải kiên trì và nỗ lực vượt qua.
Một trong những thử thách của quá trình hội nhập là việc hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán để có thể hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kế toán của Việt Nam bắt nhịp kịp với sự hội nhập kế toán ở các nước có nền kinh tế thị trường và quan trọng hơn là tạo môi trường pháp lý cho hội nhập kinh tế, quốc tế và khu vực.
Các chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay đang được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế để tạo điều kiện cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế xã hội đặc thù của Việt Nam mà việc áp dụng toàn bộ các chuẩn mực kế toán quốc tế vào thực tiễn hoạt động kinh doanh ở Việt Nam là chưa thể thực hiện được. Chính nguyên nhân đó đã khiến cho các chuẩn mực kế toán Việt Nam dù được xây dựng trên cơ sở các chuẩn mực kế toán quốc tế vẫn có nhiều điểm khác biệt mang tính trọng yếu.
Việc xem xét nghiên cứu những điểm khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam và các chuẩn mực kế toán quốc tế là cần thiết trong nhiều mục đích.
Mục đích thứ nhất là để giúp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động ở Việt Nam có thể thấy được những sự khác biệt căn bản giữa hai hệ thống chuẩn mực kế toán, từ đó mà doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện sự chuyển đổi từ báo cáo theo chuẩn mực kế toán Việt Nam sang báo cáo theo chuẩn mực kế toán quốc tế (phục vụ cho mục đích báo cáo tập đoàn) một cách dễ dàng hơn.
Mục đích thứ hai là khi nghiên cứu những khác biệt của chuẩn mực kế toán Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế, chúng ta có thể rút ra được những vấn đề mà cần bổ sung, sửa đổi trong các chuẩn mực kế toán Việt Nam để từ đó hoàn thiện hơn hệ thống các chuẩn mực kế toán Việt Nam phục vụ cho mục đích hội nhập kinh tế.
Mục đích thứ ba là nghiên cứu những sự khác biệt giữa các hệ thống chuẩn mực cũng góp phần cho công tác nghiên cứu và tìm hiểu về xu thế hài hòa hóa các quy định kế toán đang diễn ra trên thế giới.
Hiện nay, các công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam như Deloitte, KPMG hay Ernt & Young đều đã có những nghiên cứu về so sánh các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu sâu vào một đối tượng cụ thể nào đó của báo cáo tài chính.. Tài sản cố định không chỉ là một đối tượng kế toán quan trọng trên bảng cân đối kế toán mà còn là một tư liệu lao động quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Do đó, sự khác biệt giữa các chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cố định sẽ có ảnh hưởng lớn tới việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Chính vì những nguyên nhân trên mà tác giả bài này đã chọn nghiên cứu sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế về tài sản cố định.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 232
⬇ Lượt tải: 11
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 241
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 16
⬇ Lượt tải: 2
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 314
⬇ Lượt tải: 3
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 248
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 200
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 93
👁 Lượt xem: 311
⬇ Lượt tải: 6
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 234
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 15
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 25
⬇ Lượt tải: 4
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 26
⬇ Lượt tải: 2
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 835
⬇ Lượt tải: 19