Mã tài liệu: 300404
Số trang: 138
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,600 Kb
Chuyên mục: Vật lý
MS: LVVL-PPDH002
SỐ TRANG: 138
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2007
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trước những đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước ta, mọi người cần phải không
ngừng phấn đấu học tập ; biết phát huy nội lực, thể hiện được bản lĩnh hoạt động cá nhân ; biết
vận dụng kiến thức khoa học vào cuộc sống, không tư duy và hành động theo những khuôn
mẫu sẵn có. Vì vậy, những phẩm chất và năng lực về tính tự lực, tính tích cực hoạt động, sự tư
duy sáng tạo của con người cần phải được rèn luyện và bồi dưỡng ngay từ khi còn học ở trường
phổ thông.
Vấn đề này cũng đã được đưa vào Luật giáo dục ban hành năm 2005. Chương I, Điều 5
về phương pháp giáo dục nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác,
chủ động, tư duy sáng tạo của người học ; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng
thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” [22, tr.25].
Để đáp ứng mục tiêu này, trong những năm qua, nền giáo dục nước ta có nhiều đổi mới:
từ đổi mới chương trình, đổi mới sách giáo khoa, đến đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đã được nhiều
nhà giáo dục học nghiên cứu và thử nghiệm. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những vấn đề mà chúng
ta chưa thể giải quyết như:
- Lối truyền thụ một chiều từ thầy đến trò vẫn được duy trì ở nhiều nơi và ở các cấp học.
Các hoạt động tự học của học sinh như: tự tìm hiểu kiến thức, tự thao tác thực hành, tự phát
hiện và giải quyết vấn đề không được giáo viên chú trọng. Do đó tính tích cực, chủ động và
sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp thu kiến thức không được phát huy.
- Giảng dạy thiên về lý thuyết. Nội dung giảng dạy gò bó theo sách giáo khoa. Điều kiện
để học sinh mở rộng kiến thức, ứng dụng kiến thức không được quan tâm. Mối liên hệ giữa
kiến thức vật lý được học ở nhà trường và những ứng dụng của các kiến thức đó trong đời sống,
vì vậy, chỉ hình thành một cách mờ nhạt.
- Cách đánh giá kết quả học tập vẫn được thực hiện theo phương pháp giảng dạy truyền
thống, chủ yếu dựa vào kết quả các bài kiểm tra viết mà không dựa trên những sáng kiến, sáng
tạo của học sinh.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi chọn đề tài “Bồi dưỡng năng lực tự học và liên
hệ thực tế của học sinh trong dạy học chương dòng điện xoay chiều” làm đề tài nghiên cứu
luận văn.
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu phương pháp bồi dưỡng năng lực tự học và liên hệ thực tế của học sinh trong
dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của
học sinh, đồng thời hiện thực hóa phương châm “Học đi đôi với hành”, tạo mối liên kết giữa
kiến thức được học và vận dụng kiến thức trong đời sống.
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
1. Khách thể nghiên cứu: Học sinh lớp 12 THPT trong quá trình học chương “Dòng
điện xoay chiều”.
2. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động học của học sinh nhằm bồi dưỡng năng lực tự học
và liên hệ thực tế trong quá trình dạy và học chương “Dòng điện xoay chiều”.
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Việc tổ chức hoạt động dạy và học theo hướng giúp học sinh tự tìm hiểu kiến thức và giải
quyết những vấn đề liên quan đến thực tế trong dạy học chương “Dòng điện xoay chiều” sẽ góp
phần hình thành năng lực tự học và liên hệ thực tế của học sinh.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, các yếu tố của phương pháp dạy
học có thể giúp học sinh bồi dưỡng năng lực tự học và liên hệ thực tế trong quá trình dạy học
chương “Dòng điện xoay chiều” của lớp 12 ở một số trường THPT thuộc tỉnh Tiền Giang.
VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc lựa chọn, sử dụng phương pháp dạy học vật lý theo
hướng bồi dưỡng năng lực tự học và liên hệ thực tế của học sinh.
2. Nghiên cứu nội dung kiến thức có liên quan đến chương “Dòng điện xoay chiều” và
những kiến thức cơ bản mà học sinh cần phải nắm vững trước và sau khi học xong chương này.
3. Tìm hiểu thực trạng dạy và học chương “Dòng điện xoay chiều” ở trường THPT. Đánh
giá hiệu quả sử dụng các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học để phát hiện những khó
khăn của học sinh và nguyên nhân của những khó khăn đó trong quá trình học tập.
4. Biên soạn một số câu hỏi lý thuyết, câu hỏi liên quan thực tế và bài tập của chương
“Dòng điện xoay chiều” nhằm bồi dưỡng năng lực tự học của học sinh và giúp học sinh liên kết
được kiến thức đã học với những ứng dụng trong thực tế.
5. Soạn thảo tiến trình dạy học 8 bài của chương “Dòng điện xoay chiều” theo hướng bồi
dưỡng năng lực tự học và liên hệ thực tế của học sinh.
6. Tiến hành thực nghiệm sư phạm tiến trình dạy học đã soạn thảo để xác định mức độ
phù hợp, tính khả thi, hiệu quả của từng tiến trình đối với việc rèn luyện tính tích cực nhận
thức, tự tìm hiểu vấn đề và liên hệ thực tế của học sinh trong quá trình học tập nhằm nâng cao
chất lượng dạy và học chương “Dòng điện xoay chiều”.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Nghiên cứu lý luận:
- Đọc và tìm hiểu lý luận từ sách, báo, tạp chí, văn bản, nghị quyết để làm sáng tỏ quan
điểm đề tài hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu và giải quyết vấn đề trong dạy học vật lý nói chung,
trong chương “Dòng điện xoay chiều” nói riêng.
- Nghiên cứu chương trình, nội dung SGK, sách giáo viên và các tài liệu liên quan, xác
định nội dung các kiến thức mà học sinh cần phải nắm vững từ những kiến thức đã học, để học
sinh có thể tự tìm hiểu và có thể ứng dụng vào những lĩnh vực sâu rộng hơn.
2. Điều tra khảo sát:
Tìm hiểu việc dạy và học thông qua dự giờ, trao đổi với giáo viên và học sinh ở trường
THPT. Lập phiếu điều tra khảo sát, phân tích kết quả khảo sát nhằm đánh giá sơ bộ tình hình
dạy học phần dao động điện nói chung và chương “Dòng điện xoay chiều” nói riêng.
3. Thực nghiệm sư phạm:
Tiến hành giảng dạy ở trường THPT theo phương án đã soạn thảo, nhằm khẳng định tính
khả thi của việc lựa chọn phương pháp dạy học, các biện pháp sư phạm đã sử dụng với mục
đích bồi dưỡng năng lực tự học và liên hệ thực tế của học sinh.
So sánh, phân tích kết quả học tập và hoạt động học tập giữa lớp thực nghiệm và lớp đối
chứng (Lớp không giảng dạy theo phương án đã soạn) để đánh giá thực nghiệm sư phạm, từ đó
rút ra kết luận của đề tài.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 174
👁 Lượt xem: 797
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 184
👁 Lượt xem: 818
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 162
👁 Lượt xem: 683
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 854
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 157
👁 Lượt xem: 754
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 156
👁 Lượt xem: 766
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 163
👁 Lượt xem: 736
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 904
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 646
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 161
👁 Lượt xem: 706
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 750
⬇ Lượt tải: 20