Mã tài liệu: 300456
Số trang: 134
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,066 Kb
Chuyên mục: Vật lý
MS: LVVL-PPDH018
SỐ TRANG: 134
NGÀNH: VẬT LÝ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN VẬT LÝ
TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
NĂM: 2009
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Suốt mấy thập kỷ qua, đa số giáo viên chúng ta cứ mãi sử dụng kiểu dạy học
lấy người dạy (giáo viên) làm trung tâm, mà mục tiêu được quan tâm trước hết là
trang bị cho học sinh một trình độ kiến thức. Giáo viên xem trách nhiệm chính của
mình là truyền đạt sao cho hết nội dung đã quy định trong chương trình sách giáo
khoa. Nội dung dạy học thiên về những kiến thức lý thuyết của các môn học.
Phương pháp dạy học chủ yếu là thuyết trình, giảng giải; thầy nói trò ghi. Vì vậy
giáo viên tranh thủ truyền thụ những hiểu biết và kinh nghiệm của mình; học sinh
tiếp thu thụ động, thỉnh thoảng trả lời những câu hỏi giáo viên nêu ra về những vấn
đề đã và đang giảng. Giáo án được thiết kế theo đường thẳng, chung cho mọi học
sinh, trên lớp giáo viên chủ động một mạch theo các bước đã chuẩn bị. Bài lên lớp
được tiến hành trong phòng học mà bàn giáo viên và bảng đen là trung tâm thu hút
sự chú ý của mọi học sinh. Giáo viên là người độc quyền đánh giá kết quả học tập
của học sinh và thường chú ý chủ yếu tới khả năng ghi nhớ và tái hiện các thông
tin.
Với kiểu dạy học trên tuy phần nào đã mang lại những kết quả hết sức khích lệ ,
nhưng trong một xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ thông tin,
khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão , thì kiểu dạy học ở trên đã bộc lộ
những hạn chế của nó. Bởi vì, lúc này việc dạy học không thể hạn chế ở chức năng
dạy kiến thức mà phải chuyển mạnh sang dạy phương pháp học. Disterwerg đã viết
“Người thầy giáo tồi truyền đạt chân lý, người thầy giáo giỏi dạy cách tìm ra chân
lý”[1, tr50]. Giáo viên không chỉ truyền thụ tri thức có sẵn mà cần phải hướng vào
việc khơi dậy, rèn luyện khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, tổ chức cho học
sinh tự mình tìm ra tri thức đó, giúp học sinh không chỉ nắm được kiến thức mà
còn nắm được phương pháp đi tới kiến thức. Nội dung dạy học phải chú trọng tới
các kỹ năng thực hành, vận dụng năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn hướng
vào sự chuẩn bị thiết thực cho tìm kiếm việc làm, hòa nhập vào sự phát triển của
cộng đồng. Giáo án cần được thiết kế theo kiểu phân nhánh, linh hoạt, với sự tham
gia tích cực của học sinh. Hình thức bố trí lớp học có thể thay đổi cho phù hợp với hoạt động trong tiết học, trong đó giáo viên đóng vai trò là người tổ chức, hướng
dẫn, điều tiết; học sinh tự chịu trách nhiệm về kết quả học tập của mình, tham gia
tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.
Nội dung kiến thức phần “Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản vừa dài lại
vừa liên hệ nhiều với thực tiễn cuộc sống, do vậy nếu giáo viên cứ mãi tìm cách
làm sao để truyền thụ hết kiến thức đó cho học sinh thì thuyết trình hay diễn giảng
sẽ là những phương pháp được chọn lựa nhiều nhất và kết quả là học sinh chỉ kịp
ghi bài, về nhà học thuộc, rồi cho tái hiện lại khi kiểm tra. Quá trình dạy học như
thế quả là thiếu chiều sâu, thiếu tính ứng dụng, không phát huy được tính tích cực,
tự lực trong học tập và không rèn luyện được kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Thiết kế tiến trình dạy học một
số bài học phần “Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản theo hướng phát huy tính
tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh”
nhằm đưa ra một tiến trình dạy học mới có thể khắc phục được kiểu dạy học truyền
thống lấy người dạy làm trung tâm; giúp học sinh có cơ hội phát huy những khả
năng của mình, làm quen với cách làm việc theo tổ nhóm để rồi cùng nhau liên hệ
bài học với thực tế cuộc sống.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục đích chủ yếu của đề tài là thiết kế tiến trình dạy học một số bài học phần
“Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực
trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh .
III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khách thể: Học sinh khối 11 trường THPT Phước Long Quận 9 Thành phố Hồ
Chí Minh trong quá trình học tập phần “Quang hình học” lớp 11 _ ban Cơ bản.
2. Đối tượng nghiên cứu: Tiến trình dạy học một số bài học phần “Quang hình
học” lớp 11_ ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học
tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh .
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng được tiến trình dạy học một cách phù hợp trên cơ sở vận dụng sáng
tạo các biện pháp phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh thì sẽ phát huy tính tích cực, tự lực học tập của học
sinh đồng thời rèn luyện được cho học sinh kỹ năng liên hệ thực tế trong quá trình
học tập.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu tiến trình giảng dạy một số bài học phần “Quang hình học”, lớp 11_
ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện
kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh.
- Vận dụng những nghiên cứu đó vào trong việc dạy học ở trường THPT Phước
Long, Quận 9, Tp Hồ Chí Minh.
VI. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực trong
học tập và rèn luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh; để từ đó lựa chọn
phương pháp, hình thức tổ chức quá trình dạy học một số bài học phần: “Quang
hình học” lớp 11_ ban Cơ bản.
- Nghiên cứu cấu trúc logic về nội dung kiến thức trong phần: “Quang hình học”
lớp 11_ ban Cơ bản cùng mối liên hệ của nó với các phần khác. Những kiến
thức nào học sinh cần nắm vững sau khi học xong phần này.
- Tìm hiểu thực tế dạy học các kiến thức phần: “Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ
bản ở một số trường THPT trong Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó tìm ra những
khó khăn cũng như những sai lầm mà học sinh thường gặp phải.
- Sọan thảo tiến trình dạy học một số bài học phần: “Quang hình học” lớp 11_
ban Cơ bản theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn luyện
kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh.
- Thực hiện thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Phước Long để xác định mức
độ phù hợp, tính khả thi, phạm vi áp dụng của đề tài.
- Nhận xét và một số ý kiến đề xuất thêm.
VII. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của dạy học hiện đại, cách tổ chức họat động nhận
thức của học sinh nhằm phát huy tính tích cực, tự lực trong học tập và rèn
luyện kỹ năng liên hệ thực tế của học sinh.
- Nghiên cứu những mục tiêu, phương pháp chung…của giáo dục phổ thông;
chương trình, sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu bồi dưỡng giáo
viên,… nhằm nắm được cấu trúc logic về nội dung kiến thức mà học sinh
cần học, từ đó thiết kế tiến trình dạy học sao cho phù hợp.
- Tìm tòi các thí nghiệm về những hiện tượng vật lý vừa vui lại vừa mang tính
vận dụng kiến thức được học; những câu chuyện lịch sử về sự ra đời của
một kiến thức vật lý, về cuộc đời sự nghiệp các nhà bác học vật lý để phục
vụ việc gây hứng thú cho học sinh trong dạy học vật lý.
2. Phương pháp điều tra
- Điều tra về thực tế dạy học phần “Quang hình học” lớp 11_ ban Cơ bản ở
một số trường phổ thông trong thành phố về phương pháp, hình thức tổ chức
tiết học, cách đánh giá kết quả của học sinh, những kết quả đạt được,…
- Điều tra những sai lầm , khó khăn của học sinh khi học phần này.
3. Thực nghiệm sư phạm
- Vận dụng các tiến trình dạy học được thiết kế vào quá trình dạy học cho học
sinh lớp 11 trường THPT Phước Long, Quận 9, TpHCM.
- Phân tích những diễn biến cụ thể diễn ra trước, trong và sau giờ học.
- Phân tích kết quả các bài kiểm tra.
- Xử lý kết quả từ những phân tích trên.
- Đề xuất những ý kiến khác sau khi tiến hành thực nghiệm.
- Đánh giá mức độ phù hợp, tính khả thi của đề tài khi áp dụng ở trường phổ
thông hiện nay.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 124
👁 Lượt xem: 679
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 161
👁 Lượt xem: 704
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 748
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 130
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 162
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 132
👁 Lượt xem: 689
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 715
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 684
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 678
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 142
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 852
⬇ Lượt tải: 19