Mã tài liệu: 288772
Số trang: 48
Định dạng: zip
Dung lượng file: 349 Kb
Chuyên mục: Sinh học
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Với xu thế phát triển của nền nông nghiệp nước ta, đặc biệt ngành chăn nuôi đã không ngừng phát triển và mở rộng, ngoài phương thức chăn nuôi nhỏ ở các hộ gia đình hoặc phương thức nuôi thả … thì hiện nay nước ta đã chăn nuôi với quy mô lớn, người chăn nuôi đã biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, từ đó số lượng và chất lượng đàn gia súc cũng tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng càng cao của con người.
Tỉnh Đăklăk nước ta có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu bò, tuy nhiên chất lượng con giống vẫn còn thấp. Chính vì vậy, nhà nước cũng đã có những chủ trương chính sách như thực hiện dự án 135 của tỉnh và áp dụng cảI tạo giống bò vàng Việt Nam bằng chương trình sind hoá đàn bò của dự án 2651 Việt Nam và hiện nay đàn bò của tỉnh đang có những chuyển biến tốt về cơ cấu đàn, con giống.
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi thì công tác chăn nuôi Thú y cũng được đẩy mạnh đồng thời trình độ chăn nuôi cũng được nâng cao hơn, tuy nhiên sự phát triển về kinh tế xã hội ở mỗi vùng có sự khác nhau, từ đó nói chung cũng không tránh khỏi được những dịch, bệnh xảy ra trên đàn gia súc, mà thực tế bệnh ngoại ký sinh trùng mắc đa số với các cường độ nhiễm khác nhau, bệnh diễn ra dai dẳn, thường ở thể mãn tính, trong đó ve là loài ký sinh trùng ký sinh chủ yếu và thường xuyên trên gia súc, hút máu và dinh dưỡng của gia súc, mặt khác làm gia súc ngứa ngáy khó chịu không yên, còi cọc, giảm sức đề kháng, giảm trọng lượng cơ thể, ngoài ra ve còn là vật môi giới trung gian truyền lây một số bệnh ký sinh trùng dường máu như bệnh lê dạng trùng, biên trùng,…làm giảm khả năng sản xuất của gia súc gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế cho ngành chăn nuôi.
Để tìm hiểu về ve ký sinh, ngoài việc nghiên cứu đặc điểm sinh sản, phát triển và những đặc điểm về dịch tễ của ve… thì việc nghiên cứu biện pháp phòng trị ve mới là vấn đề quan trọng nhất nhằm giảm bớt tác hại do ve gây ra. Và trong công tác phòng trị ve người ta cũng đã đưa ra nhiều biện pháp và nhiều loại thuốc khác nhau nhằm diệt ve hiệu quả cao, tuy nhiên những thuốc có nguồn gốc hoá dược như Dipterex, DDT,… ngoài khả năng diệt ve cao thì nó lại gây quen thuốc và tích luỹ thuốc trong cơ thể gia súc và trong sản phẩm động vật gây hại đến sức khoẻ con người, vì vậy hiện nay nhiều nhà khoa học đã tiến hành đi sâu nghiên cứu tác dụng dược lý của một số loài cây thảo dược vì những thuốc có nguồn gốc từ thảo dược vừa có tác dụng cao đối với ve, không hoặc ít tồn lưu trong cơ thể gia súc, lại dễ tìm, dễ sử dụng trong thực tế.
Vì vậy trong thời gian thực tập cuối khoá, để tìm hiểu thêm về đặc điểm ký sinh của loài ve đồng thời tìm hiểu tác dụng của một số thuốc diệt ve, được sự đồng ý của Bộ môn Thú y, Khoa Nông Lâm nghiệp, Trường Đại học Tây Nguyên, một lần nữa chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Khảo sát tình hình nhiễm ve trên bò tại huyện Easuop, tỉnh Đăklăk. Bước đầu thử nghiệm hiệu lực diệt ve của dịch chiết từ lá cúc quỳ và thử hiệu lực của thuốc Solfac”.
Với mục đích:
- Đánh giá tình hình nhiễm ve trên bò tại huyện Easup
- Thử nghiệm tác dụng của dịch chiết từ lá cúc quỳ đối với ve ký sinh.
- Thử hiệu lực của thuốc Solfac trực tiếp trên cơ thể bò.
- Đề ra quy trình phòng trị hiệu quả nhằm giảm bớt tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ve trên bò cũng như giảm bớt những tác hại do ve gây ra.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu trên chúng tôi có một số kết luận sau:
1- Ve Booophilus microplus là chủ yếu trên bò nuôi tại huyện Easuop.
2- Ve ký sinh trên cơ thể bò biến động qua các tháng điều tra.
Vào tháng 9 – 10 tỷ lệ nhiễm ve trên bò cao chiếm (95,72 – 96,26%)
Vào tháng 11 – 12 tỷ lệ nhiễm ve trên bò thấp hơn chiếm (72,73 – 93,58%)
3- Tỷ lệ nhiễm ve trên bò cũng biến động theo vùng, địa hình.
Tỷ lệ nhiễm ve trên bò ở xã Eale chiếm 94,83%
Tỷ lệ nhiễm ve trên bò ở xã Yalốp chiếm 98,36%
Tỷ lệ nhiễm ve trên bò ở thị trấn Easuop chiếm 95,59%
4- Tỷ lệ nhiễm ve trên bò cũng biến động theo giống bò. Tỷ lệ nhiễm ve ở giống bò lai cao hơn giống bò nội.
Tỷ lệ nhiễm ve ở giống nội chiếm 95,42%
Tỷ lệ nhiễm ve ở giống ngoại chiếm 98,21%
5- Tỷ lệ nhiễm ve trên bò cũng biến động theo lứa tuổi
Ở lứa tuổi dưới 6 tháng chiếm tỷ lệ 97,67%
Ở lứa tuổi từ 6 tháng đến 2 năm chiếm 96,77%
Ở lứa tuổi trên 2 năm tuổi chiếm 95,12%
6- Vị trí ký của ve trên cơ thể bò có sự khác biệt nhau. Tỷ lệ nhiễm cao nhất là ở bẹn, bụng, yếm (giao động từ 79,14 – 96,26%), vị trí có tỷ lệ nhiễm thấp nhất là chân, đuôi chiếm tỷ lệ là 6,14%.
7- Khả năng sinh sản và phát triển của ve giữa các mùa cũng khác nhau.
- Vào tháng 9 – 10 (Nhiệt độ từ 23 – 300C, ẩm độ từ 62 – 88%)
+ Thời gian ve cái có chửa trung bình là 3 ngày.
+ Thời gian ve cái đẻ trứng trung bình là 10,9 ngày.
+ Số lượng trứng trung bình là 2688 quả.
+Thời gian ve cái chết sau khi đẻ trung bình là 12,4 ngày.
+ Thời gian nở trứng trung bình là 16,2 ngày.
+ Thời gian ủ trứng trung bình là 27,1 ngày
+ Tỷ lệ nỏ trứng là 87%.
- Vào tháng 11 – 12 (Nhiệt độ từ 18 – 290C, ẩm độ từ 51 – 83%).
+ Thời gian ve cái có chửa trung bình là 3,8 ngày.
+ Thời gian ve cái đẻ trứng trung bình là 13,1 ngày.
+ Số lượng trứng trung bình là 1930 quả.
+ Thời gian ve cái chết sau khi đẻ trung bình là 9,1 ngày.
+ Thời gian nở trứng trung bình là 22,7 ngày.
+ Thời gian ủ trứng trung bình là 35,8 ngày.
+ Tỷ lệ nở trứng là 81,5%.
8- Bước đầu thử nghiệm hiệu lực của dịch chiết từ lá cúc quỳ, chúng tôi thấy hiệu lực của dịch chiết là rất thấp đối với ve ký sinh trên bò.
9- Thuốc diệt côn trùng Solfac của công ty Bayer có hiệu lực rất cao đối với ve ký sinh trên bò (vớI liều 4g/1lít nước phun trực tiếp lên cơ thể bò có khả năng diệt 98,8%).
II. Đề nghị
Qua quá trình điều tra nghiên cứu thực hiện đề tài tại huyện Easup, chúng tôi có một vài kiến nghị sau:
- Hiện tại tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm ve trên bò tại huyện Easuop là rất cao, từ đó làm giảm khả năng sản xuất của bò, cho nên việc nghiên cứu phòng trừ ve cho bò là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa.
- Cần thay thế và bổ sung các loại thuốc diệt ve mới hiệu quả cao và an toàn hơn các loại thuốc mà lâu nay trong chăn nuôi vẫn thường hay dùng.
- Ngoài các biện pháp khác, cần định kỳ sử dụng các loại thuốc mới để diệt ve và chúng tôi thấy rằng các hộ chăn nuôi nên dùng thuốc Solfac của Bayer, (pha với liều 4g/1lít hoặc 20g/5lít nước) phun trực tiếp lên cơ thể bò cho hiệu quả diệt ve cao.
- Nhìn chung huyện Easuop là một huyện biên giới còn nghèo, thu nhập kinh tế còn thấp, trình độ dân trí chưa được nâng cao, từ đó ý thức về phòng trị bệnh cho gia súc cũng rất kém. Chính vì vậy việc tăng cường hơn nữa công tác giáo dục, nâng cao dân trí, đồng thời công tác Thú y cần được triển khai tốt đến với nhân dân nhằm nâng cao ý thức phòng bệnh cho gia súc.
- Để nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi, các hộ chăn nuôi cần xây dựng chuồng trại và giữ vệ sinh sạch sẽ, chăn thả luân phiên đồng cỏ góp phần giảm thiểu tỷ lệ nhiễm ve cũng như tác hại do ve gây ra.
- Trong thời gian thực hiện đề tài chúng tôi thấy rằng hiệu lực diệt ve của dịch chiết từ lá cúc quỳ là rất thấp khi tiến hành thử hiệu lực đối với ve ở nồng độ từ 10%, 15% và 20% (cả khi ngâm ở nhiệt độ thường và nhiệt độ 500C). Vì vậy đề nghị tiếp theo có những nghiên cứu sâu rộng hơn để có thể khẳng định hiệu lực diệt ve của dịch chiết từ lá cúc quỳ.
- Do thời gian có hạn nên chúng tôi chưa đánh giá được hiệu quả kinh tế khi sử dụng thuốc Solfac khi đưa vào phòng trị ve trên bò.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 120
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 784
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 1573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 1078
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 422
⬇ Lượt tải: 16