Mã tài liệu: 89489
Số trang: 30
Định dạng: docx
Dung lượng file: 205 Kb
Chuyên mục: Văn học
Hình tượng trung tâm của truyện thơ Nôm, kể cả Truyện Kiều là người phụ nữ mà nét đẹp của họ được khắc hoạ không chỉ ở “Công, dung, ngôn, hạnh” mà còn ở trí tuệ, ở bản lĩnh và sự tự ý thức về giá trị của giới mình. Điều đó thể hiện sự chuyển hướng của văn học trung đại: hướng vào cuộc sống hiện thực và hướng vào cái đẹp của cuộc sống.Nhìn vào góc độ đó, Truyện Kiều là thành tựu của sự phát triển đạt tới đỉnh cao của Truyện Nôm, vì thế không tách khỏi sự phát triển của tư duy nghệthuật trong không gian văn hoá thời trung đại, đặt biệt tính từ điểu khởi đầu là Truyện Nôm bình dân Truyện Kiều thực sự là bước đột phá mạnh mẽ, táo bạo, tạo nên sự phát triển về chất lượng trong nghệ thuật phản ánh và xây dựng con người chủ yếu là người phụ nữ. Nguyễn Du đã có bước đột phá khi xây dựng nhân vật Thúy Kiều chủ yếu qua ngôn ngữ đối thoại, một hình thức nghệ thuật không mới nhưng được nhà thơ sử dụng nhuần nhuyễn và đầy sáng tạo.
Nhân vật Thúy Kiều là nhân vật trung tâm của cả thiên truyện. Việc khám phá hình tượng này thông qua hệ thống ngôn ngữ đối thoại có sự kết hợp của ngôn ngữ bình dân và bác học là một hướng tiếp cận hợp lí, giúp người đọc có thể khám phá nhân vật ở nhiều góc nhìn.
Sự đa thành trong ngôn ngữ đối thoại của nhân vật Thúy Kiều Nhằm tạo nên tính đa dạng và chiều sâu của tính cách nhân vật Thuý Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật mang tính, tổng hợp, đan xen và tác động lẫn nhau của các yếu tố ngoại hình, nội tâm, hành động và sự kiện. Đây là một tìm tòi mới trong phương pháp xây dựng nhân vật của nguyễn Du như nhiều nhà nghiên cứu đã phân tích, nhưng chủ yếu mới nói đến các yếu tố trên như là một phương thức độc lập mà dường như chưa chú ý nhiều đến sự tác động
Nếu như việc miêu tả ngoại hình nhân vật ít nhiều còn đứng tách biệt để nhằm giới thiệu nhân vật thì những biện pháp như miêu tả nội tâm, dẫn dắt hành động, sự kiện, sử dụng ngôn ngữ đối thoại, đặc biệt là ngôn ngữ độc thoại đã được Nguyễn Du sử dụng một cách tổng hợp để soi rọi và khắc hoạ tính cách nhân vật, từ đó dẫn tới hiệu quả nghệ thuật tổng hợp.
Kết cấu đề tài là:
Chương I:Khái quát về ngôn ngữ đối thoại
Chương II:Khảo sát ngôn ngữ đối thoại của nhân vật thúy kiều
Chương III:Ý nghĩa biểu đạt và giá trị thẩm mỹ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 797
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 109
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 697
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 760
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 714
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 159
👁 Lượt xem: 414
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 1492
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 957
⬇ Lượt tải: 16